RSS

Category Archives: Ký Sự

I Can Only Cry With You, Heavenly Father!


DC9

Tulip Châu Sa

I Can Only Cry With You, Heavenly Father!

Rất nhiều lần, CÂY muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng.  Mình mong rằng, hôm nay là lần cuối kẻ ẩn danh bẩn thỉu này vào gia trang mình để xả rác.  Mình cũng hy vọng kẻ cố vấn cho loại chuyên ẩn danh (trước đây: yên yên, hoa hồng xanh, hoa hồng đỏ, hoa quỳnh, hôm nay: húng chanh, bánh bao…) này tự biết mình phải làm gì vào lúc này, bèn không thì CÂY SẼ LÀM CÔNG VIỆC TỰ NHIÊN CỦA NÓ TRƯỚC NHỮNG CƠN GIÓ DỮ MÀ THÔI!  MÌNH QUYẾT KHÔNG KHOANG NHƯỢNG TRƯỚC TỘI ÁC DO DEMON CONTROL ĐỂ LÀM THƯƠNG TỔN CỨU CHÚA VÀ NHỮNG NGƯỜI THƯƠNG YÊU TA THẬT LÒNG THÊM MỘT LẦN NỮA.

1452325_415075718618853_752469238_n

 

What A Wonderful Night For North West Bible’s Kids!


DC9

Tulip Châu Sa

What A Wonderful Night For North West Bible’s Kids!

I could not take any good pictures from Trunk Or Treat last night at Northwest Bible Church as I promised with Theresa.  My heart and prayers were with my daughter while she was alone with her Volleyball tryout.  To make Calvin happy, I took him to Trunk or Treat Event around 7:15PM. When we were there, he met his buddy, Caleb, and they both enjoy each other and the Trunks. 

Great BIG Thanks to all who did trunks and volunteers who helped to make the Trunk or Treat event became so wonderful for our children in town.  Last but not least, we’re humble to GIVE THANKS TO OUR LORD JESUS for a beautiful night ever in late Fall Colors season. 

If you were not there last night, here are few pictures of Trunk Or Treat for you.

 

SONY DSCPopcorn…factory 🙂

SONY DSCRan out so…quickly 🙂

SONY DSCEnjoying Hotdogs…after candies hunt 🙂

SONY DSCCanned food donation (to help homeless people) Center 

and now, here are the trunks….

I just took a few, we can’t tell which one is the best trunk 🙂 . Anyway, congratulations to our WINNER last night!

SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC SONY DSC

 

Chuyến Đi Thực Tế Của Chương Chương


Tuliphantragiang

Hôm qua, mẹ Tulip tháp tùng Chương Chương đi thực tế trên một ngọn núi có tên Allegheny Mountains, thuộc Bang Pennsylvania.   Chuyến đi thực tế (Field Trip) này là dành cho lớp học sinh giỏi của khu vực  Hilliard District mà người bản xứ gọi là “Gifted and Talented Programs” (để được vào chương trình này học sinh phải trãi qua những kỳ thi học sinh giỏi hàng năm của tiểu bang, nếu đạt tiêu chuẩn điểm chuẩn sẽ được chọn vào chương trình với nhiều thử thách thú vị này).   Theo chương trình của thầy giáo Weaver, mẹ Tulip cùng Chương đã được đến thăm viếng và khảo sát, nghiên cứu hai ngôi nhà được chính nhà thiết kế nổi tiếng vào khoảng năm 1930-1945 thiết kế.  Đó là nhà thiết kế Frank Lloyd Wright.  

Ngôi nhà thứ nhất được Wright thiết kế cho một thương gia giàu có vào năm 1935, đó là dòng họ Kaufmann. 

Gia đình Kaufmann lúc đó đang sinh sống và làm ăn ở Pittsburgh, cách Pennsylvania 43 dặm về hướng tây nam.  Thương gia Kaufmann đã mua miếng đất trên vùng rừng núi Allegheny và quyết định xây một căn nhà nghỉ mát trên vùng đất thiên nhiên này.  Ngôi nhà do chính Wright thiết kế trên một con suối, một thiết kế nổi tiếng với những căn phòng hòa quyện cùng thiên nhiên.  Tiếng gió, tiếng suối, tiếng lá rơi, tiếng động của những tàng cây, tiếng chim kêu, tiếng ve rả rích…tất cả những gì của thiên nhiên được Wright tận dụng mang cả vào ngôi nhà thanh thoát và vô cùng yên lành.  Căn nhà được thiết kế gồm ba tầng, với bốn phòng ngủ, hai phòng làm việc,  một thư phòng.  Diện tích khoảng hơn 5 ngàn square feets.  Bên trên là một khu nghỉ dưỡng mà thương gia Kaufmann xây dựng thêm sau này dành cho nhân viên thân cận của công ty ông đến nghỉ dưỡng vào những cuối tuần từ Pittburgh cùng với gia đình ông.  Vào thời điểm đó, khoảng năm 1935, dòng họ Kaufmann đã bỏ ra số tiền 150 ngàn đô la (không tính tiền mua đất trước đó) để thiết kế, xây dựng và trang trí (nội thất) cho căn nhà chỉ để nghỉ mát vào cuối tuần, thật là một quyết định…tiêu tiền ngoạn mục.  

Tuy nhiên, giá trị của nó thì còn lại đời đời.  Du khách đến đây sẽ được thư giãn (dù chỉ qua vài giờ đi tour) và tiếp cận với một lối kiến trúc nhà ấn tượng của Thiết Kế Gia nổi tiếng Wright.  Thiên nhiên bao giờ cũng mang đến cho ta một cảm giác thật tuyệt diệu, đến với Fallingwater House hay còn gọi là Kaufmann  Residence chúng ta sẽ đi từ ngỡ ngàng này sang ngỡ ngàng khác, một trãi nghiệm quí giá mà mẹ Tulip đã cùng con trai Calvin Chương vừa được cùng nhau thăm viếng tận mắt và tìm hiểu về lịch sử của nó ngày hôm qua.

Ngôi nhà thứ hai có tên Kentuck Knob hay còn gọi là The Hagan House. 

Ngôi nhà cũng thuộc vùng núi Allegheny nhưng nằm trên một ngọn đồi khác có diện tích 79 Acres (khoảng 320 ngàn mét vuông).  Bà Hagan đã mua khu đồi núi này vào năm 1953.  Khi bà mua thì ngọn đồi này là một ngọn đồi trọc, không cây cối, Bà có thể đứng trên ngọn đồi này để ngắm cảnh bốn bề xa đến hơn 30 dặm một cách rõ ràng và thoáng đãng.  Vốn là chỗ bạn thâm tình với giòng họ Kaufmanns, Bà đã nhờ Kaufmanns giới thiệu Thiết Kế Gia Wright, lúc đó ông đã 86 tuổi, thiết kế ngôi nhà nghĩ dưỡng cho vợ chồng bà trên ngọn đồi Bà yêu thích thuộc vùng núi Allegheny.  Thiết kế ngôi nhà khác với thiết kế của Fallingwater House.  Chủ yếu Wright nhắm vào ánh sáng và gió, thay vì tiếng suối và tiếng rung của cây cối ở Fallingwater.  Căn nhà được thiêt kế, xây dựng và trang trí theo ý thích của chủ nhân với tổng số tiền chi dụng lên đến 96 ngàn đô la vào thời đểm năm 1956.  Ngôi nhà trệt ba phòng ngủ, một phòng khách và một phòng ăn đã được hoàn tất vào năm 1956.  Xét thấy ngôi nhà trở nên đơn độc trên ngọn đồi, Bà Hagans đã gieo trên ngọn đồi hơn 10 ngàn hạt cây giống.  Chính vì thế khu đồi trọc ngày xưa nay trở thành một khu rừng rậm, và Bà Hagans đã từng nói trong tiếc nuối “rừng cây đã lấy đi những khung cảnh đẹp mà tôi từng chiêm ngưỡng trước đây!”.  Đúng vậy!  Muốn ngắm nhìn những quang cảnh từ xa (hơn 30 dặm) bạn phải đi ra khỏi khu rừng đến ngọn đồi phía sau…thật là một đều đáng tiếc. Cậu con trai duy nhất không chịu về vùng rừng núi Alllegheny nên vợ chồng bà quyết định dọn về New York sau khi đã sống khoảng hơn 20 năm tại đây.  Bà qua đời trước đây vài năm ở tuổi 92.  Sau khi dọn về New York Bà Hagans quyết định đưa căn nhà ở vùng núi Allegheny lên thị trường địa ốc.  Năm 1986 một thương gia người Anh, Lord Palumbo đã bay sang Mỹ, xem kỹ căn nhà, Palumbo rất ấn tượng với căn nhà và đã mua lại với giá 600 ngàn đô la.  Từ đó căn nhà Kentuck Knob trở thành ngôi nhà nghỉ mát của dòng họ Palumbo. 

Năm 1996, dòng họ Palumbo vẫn duy trì ngôi nhà là nơi nghỉ mát hàng năm của gia đình từ Anh Quốc, đồng thời, ông quyết định đưa ngôi nhà vào điểm du lịch công cộng để giới thiệu đến du khách tác phẩm nghẹ thuật ấn tượng (sau Fallingwater) của Wright. 

Tuy nhiên, thương gia người Anh này đã chỉnh tu và tạo thêm khu đồng cỏ với những điêu khắc trạm trổ nổi tiếng của nhiều nghệ nhân như: Andy Goldsworthy, Harry Bertoia, Claes Oldenburg, Ray Smith, Michael Warren and Sir Anthony Caro gần dưới chân núi Allegheny.  Những điêu khắc nghệ thuật đó có cả bức tường Bá Linh, chiếc hộp điện thoại màu đỏ cổ kính của người Anh Quốc…

Tại khu đồng cỏ điêu khắc này, nhóm học trò thông minh (“đến đáng sợ”-said Mr. Weaver) nhưng cũng “quá bướng” của Thầy Weaver đã trổ tài thi thố cùng Thầy và phụ huynh về những điêu khắc nghệ thuật mang tính lịch sử rất thú vị. 

Mẹ Tulip và Calvin Chương đã có một ngày rất vui, đã cùng nhau học hỏi được những điều rất quí giá.  Đối với mẹ Tulip thì điều quí giá hơn hết là được có thời gian ngọt mật riêng biệt với con trai, được dùng bữa ăn chỉ có hai mẹ con trong những tiệm ăn nhanh ven đường, đó là thời giờ rất quí để hai mẹ con trò chuyện cùng nhau cách thâm tình.  Một chuyến đi rất đáng để ghi nhớ trong đời mẹ Tulip cũng như của Chương Chương.

 

Thi Hạnh: ORLANDO thế giới của trẻ em


Tuliphantragiang

ORLANDO thế giới của trẻ em

(viết theo yêu cầu của sis tulip *.* )

adisneyPhoto By:  Thi Hạnh

Nếu nói đến những nơi vui chơi cho trẻ em thì phải nói là nơi nào cũng có, nhưng có lẽ không ở đâu nhiều bằng ở Orlando. Dường như đây không phải là điều ngẫu nhiên, vì nếu nói đến khí hậu thì Florida quả là nơi rất lý tưởng. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông chỉ khoảng chừng 15 độ C, va cao nhất vào mùa hè là 30 độ. Florida rất nhiều nắng, vì những giọt mưa thấm đất thường đổ xuống vào ban đêm. Mùa hè thì ở đâu cũng nóng, nhưng ở Florida thì đỡ hơn nhiều vì không khí biển dễ làm người ta thoải mái trong những ngày hè nóng bức. Có lẽ chính vì thế mà Florida đã trở thành nơi lý tưởng cho những ngày nghỉ mát của nhiều gia đình, kể cả những gia đình sống trên đất Mỹ và những gia đình khắp nơi trên thế giới.

Khi đến Florida thì đa số đều ghé qua Disney World hoặc Seaworld, nhất là những gia đình có con nhỏ. Disney World có tất cả 4 park được mang 4 tên khác nhau; Magic Kingdom, Animal Kingdom, Hollywood Studios và Epcot. Mỗi park mang mỗi chủ đề khác nhau. Thí dụ như Animal Kingdom thì có đủ loại thú, tương tự như một sở thú vậy. Tuy nhiên, vì là Disney park nên họ có những thứ rất khác với một sở thú thông thường. Hollywood Studios dành cho tất cả những ai từng mê những thước phim của Disney, và nội nghe cái tên thôi thì chúng ta cũng hiểu là chủ đề của nơi này là phim ảnh. Ở nơi này chúng ta được xem cách dàn dựng phim, cũng như hình của Walt Disney từ những buổi đầu tiên, và khi thực sự ông bước vào sự nghiệp của mình. Epcot mang nhiều chủ đề khoa học, rất có lợi cho những em học sinh lơn lớn chút xíu, vì ở nơi đây các em sẽ được học hỏi nhiều điều hay để mang theo làm hành trang cho chính mình.

Khỏi nói thì chúng ta cũng biết Magic Kingdom là nơi dành cho tất cả những ước mơ, hoặc những ai có nhiều mơ ước. Với khẩu hiểu: “a dream come true”, nên tất cả những em bé nho nhỏ từ xem phim công chúa và từng mơ được làm công chúa phải đến một lần cho biết. Có thể nói Magic Kingdom là park chính của Disney World, vì nó ra đời trước và là park lớn nhất tính theo diện tích. Tuy có 4 park, nhưng park nào cũng có những môn chơi dành cho đủ mọi lức tuổi, nên khi bước vào park, bạn nên lấy một cái bản đồ của park (người ta phát free ngay ở cổng vào), và chọn cho mình những nơi phù hợp với lứa tuổi của con bạn (vì nếu đi hết thì sẽ không đủ thời gian). Một điều khác cũng cần thiết là bạn nên để ý đến “time line”, để biết nơi nào có những show gì, và vào lúc mấy giờ. Nếu miss những show ấy thì rất uổng, vì họ dàn dựng rất công phu. Bạn sẽ được sống thật với những nhân vật trong những cuốn phim của Disney. Hãy để ý và đón xem những cuộc điễn hành (parade) của họ. Rất đẹp và rất bắt mắt.

Vé vào cửa trung bình mỗi park là 100$. Tuy nhiên, họ có giá đặc biệt nếu mình mua “trọn gói”, có nghĩa là 4 park 4 ngày. Muốn đi hơn cũng được, nhưng bình thường thì mỗi ngày một park là tương đối đủ. Lỡ đến Orlando rồi thì cũng nên đi trọn 4 park của Disney, vì mỗi park mang mỗi chủ đề khác nhau, và trò chơi hay show diễn cũng khác nhau, nên ấn tượng và cũng sẽ khác. Ngoài 4 park chơi dành cho trẻ em, Disney world còn có nơi gọi là Downtown Disney. Đây là một khu phố gồm rất nhiều tiệm quán, nên chiều chiều mát mẻ, cả gia đình thả bộ dạo chơi thì rất tuyệt. Đi lòng vòng ngắm cảnh xem người thì không tốn tiền, còn nếu như ghé vào quán xơi vài ba món ăn chơi thì sẽ tốn.

Ngoài 4 park của Disney thì Orlando còn rất nhiều những park khác nữa, tuy nhiên nếu phải giới hạn, và nếu con bạn thích cá và thú biển thì không thể bỏ qua Seaworld. Phạm vi của Seaworld không rộng rãi và to lớn bằng Disney, nhưng đặc biệt là ở đây, họ có những show diễn của những con thú và những con cá rất thú vị. Không cần phải lặn lội ra biển khơi bạn cũng có thể thấy tận mắt những con cá heo bay vèo vèo. Bên cạnh Seaworld là Aquatica, một waterpark mà con nít cũng rất thích, nhất là vào những ngày hè nóng nảy. Đành rằng Orlando có rất nhiều park tắm, nhưng nếu mình mua vé chung cho 2 park này đi trong 2 ngày thì mình sẽ tiết kiệm được chút đỉnh.

Nếu con bạn mê phim ảnh, và đã từng xem những cuốn phim của Universal thì bạn cũng nên ghé qua Studios của họ một lần cho biết. Universal Studios có hai park và mỗi park có những chủ đề của những cuộn phim khác nhau. Nếu thích thì bạn đi cả hai park, còn nếu không thì đi một trong hai cũng được rồi.

Từ Orlando lái xe về hướng miền nam chừng 45 phút, bạn sẽ thấy Legoland. Hình như park này mới mở chừng vài năm sau này thôi nên mọi thứ cũng còn rất mới. Nơi này dành cho những em nào khoái chơi lego. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì tất cả những thứ trong ấy đều được ráp bằng lego. Riêng hai bé nhà mình thì không lạ lẫm gì với những thứ trong ấy, vì Legoland chính gốc nằm ngay bên nước láng giềng của mình; “made in Denmark”, nên chúng đã đi bên đó vài lần rồi.

Có một điều bạn cũng nên chú ý là tránh đến Orlando vào những mùa cao điểm, vì những lúc đó muốn chơi gì thì bạn cũng phải xếp hàng mệt nghỉ. Nếu có thể bạn cứ xin vacation trái mùa mà vui chơi. Lúc ấy chắc chắn bạn sẽ thoải mái hơn vì không cần phải chờ đợi hay xếp hàng quá lâu.

Nói chung thì chỗ chơi rất nhiều mà thời gian cũng như tiền trong túi thì chẳng bao nhiêu, nên chọn lọc là điều cần thiết. (Còn nếu như kinh tế khó khăn thì cũng không sao, vì Florida chung quanh là biển, nên thay vì đi park thì cũng có thể rủ nhau đi tắm biển). Đành rằng người lớn dựng ra những park này để làm business, nhưng nếu bạn cũng như tôi, từ vận nước xui xẻo nên đã cướp đi tuổi thơ thần tiên của mình, thì đây là cơ hội bạn có thể tìm lại một phần nào đó những hình ảnh tuyệt đẹp trong con mắt của những đứa trẻ thơ con bạn. Rồi tuổi thơ sẽ qua, chúng sẽ lớn nhanh hơi bạn tưởng, và chúng sẽ khám phá ra rằng thế giới của con người quá phức tạp, không giống như thế giới thần thoại của Disney. Tuy nhiên, nếu đã một lần được ghé thăm thế giới thần tiên của tuổi thơ ấy, thì chắc chắn chúng sẽ có những hình ảnh đẹp để giữ mãi trong cuộc đời.

Disney world là thế giới của những ước mơ, những muông chim muông thú, và những con người đẹp. Ước gì thế giới của chúng ta cũng đẹp như thế nhỉ.

 

Thiên Nhiên Trong Tâm Hồn Tôi (Phần 1)

Tuliphantragiang

Chẳng biết từ lúc nào, tôi đã biết dành một phần tình yêu của tôi cho Thiên Nhiên. Đôi khi, tôi tìm thấy Thiên Nhiên trong chính tâm hồn mình. Không biết bạn thì thế nào, riêng tôi, tôi có một thói quen (xấu), tôi thường để hoàn cảnh bên ngoài tác động đến cảm xúc của tôi, vì thế, sự tổn thương tôi không hoan nghênh đã mặc nhiên ập đến chi phối một phần nào đó Tâm Linh tôi. Đối với tôi, Tâm Linh không phải là điều gì trừu tượng, nó chính là vẻ đẹp bên trong được bộc lộ ra bên ngoài qua những đức hạnh, phẩm chất rất dễ dàng nhận biết.

Thường thì mỗi khi các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trở nên phức tạp, tình cảm trở nên rối rắm, những mâu thuẩn gia tăng không có dấu hiệu dừng lại hay có thể giải quyết ôn hòa, những hiểu lầm trở nên nghiêm trọng, những phán xét vô tội vạ về tôi của những người không ưa thích tôi quá tải so với sức chịu đựng của trí não con người tầm thường (như tôi), rồi công việc và trách nhiệm với gia đình, con cái khiến tôi mệt mõi, căng thẳng… vào những lúc như thế này, ngoài việc trước tiên tôi thường làm là chạy đến với Thiên Chúa để trình dâng mọi sự ấy lên cho Ngài gánh thay tôi thì tôi lại có một thói quen khác, tích cực chứ không có gì là xấu, ấy là tôi chạy đến với Thiên Nhiên.  Thiên Nhiên trong nhận thức của tôi là món quà rất đặc biệt, là vật báu, là sự Bình Yên mà Thượng Đế đã ban cho mỗi người, ai cũng có quyền nhận biết, trân quý và sở hữu nó.

Trong dịp Lễ vừa qua, tôi đến vùng General Butler State Resort Park, Bang Kentucky.  Sau bữa cơm tối Tạ Ơn Thiên Chúa hôm thứ Tư, ngày Thanksgiving, từ Bang Ohio nơi chúng tôi đang sống, chúng tôi lái xe hơn hai tiếng về hướng nam.  Một chút thất vọng chợt thoáng qua khi chúng tôi vừa đến General Butler State Resort Park, vì trong sự hình dung của tôi, ở đây sẽ là một vùng núi rừng và thung lũng đẹp, tôi có thể tha hồ mà tiếp cận với Thiên Nhiên qua tiếng thở của nó. Song, đó chỉ là suy nghĩ, dự tính của tôi về những điều nặng trĩu trong lòng gần đây, tôi muốn cho tan biến vào Thiên Nhiên. Nhưng, hai con tôi chưa biết làm bạn với Thiên Nhiên theo cách của Mẹ nó, hơn nữa, bây giờ là mùa đông, những đợt gió Thu trước đó đã mang đi hết đám lá rừng, chỉ còn lại một rừng cây trơ nhánh khô xương.  Chúng tôi đã có một buổi chiều cùng chơi bóng chuyền và dạo quanh những con đường nhỏ trong hóc núi.  Thật Bình An Thay!

Nhưng ngoài những sinh hoạt thư giãn như đánh gôn, thả bộ, leo núi dành cho người lớn, hầu như không có sinh hoạt nào dành cho trẻ thơ. Thy Thy thích cỡi ngựa, Chương thích đu giây, leo trèo, nhưng ngày lễ không nơi nào phục vụ.  Cuối cùng, cứ như ý tưởng Thiên Chúa đã xắp xếp trước cho chúng tôi, chúng tôi đến một nơi mà chúng tôi chưa từng chiêm ngưỡng qua, chỉ thấy loáng thoáng vài lần trong những bộ phim mang tính thần thoại, Historic Diamond Caverns- một hang động đẹp nhất vùng Trung Tây Hoa Kỳ, được khám phá lần đầu tiên vào năm 1859.

Bước vào hang động, tôi chỉ biết ngớ người trước vẻ đẹp của nó. Đây là lần đầu tiên chúng tôi bước vào hang động và bần thần trước vẻ đẹp huyền bí của những rặng Thạch Nhũ.  Theo lời cô hướng dẫn viên, chủ nhân của hang động này từng cho phếp các đôi uyên ương vào làm lễ cưới, song, hành động thiếu ý thức của các đôi trai gái và khách mời khi họ bẻ “cho bằng được” các nhánh thạch nhũ non về làm kỷ niệm đã khiến cho chủ nhân quyết định chấm dứt cho cử hành hôn lễ trong hang động Diamond Caverns.


Những tác phẩm nghệ thuật này trị giá từ $500.00-$1000.00 tùy theo size lớn, nhỏ, và được khắc bằng Thạch Nhủ từ trong hang động Diamond Caverns.

(To be continued)

 
5 bình luận

Posted by trên 11/28/2012 in Ký Sự

 

Hành Trình Chinh Phục “Nóc Nhà Đông Dương” (4)

Tuliphantragiang

Ký Sự Sapa
Viết Tặng Các Con Thương Yêu!

Đêm Trên Đỉnh Gió Lùa …Trại Hai -2800m
(6 giờ tối ngày 6 tháng 8, 2010)

Khoảng 6 giờ chiều, khi ánh nắng cuối ngày tạm chia tay bầu trời, tất cả khách leo núi dời chân khỏi bếp lửa hồng ấm áp. Chúng tôi tụ tập trong túp lều hết sức bề bộn, ảm đạm, bùn nhầy và hôi hám. Túp lều chật chội thêm vì lượng khách nghỉ đêm khá đông. Hai đoàn chúng tôi vừa lên và đoàn Mountain Views I từ trên đỉnh xuống. Thêm vào đó, một số công nhân đang xây hồ chứa nước cũng nghỉ đêm trong túp lều. Những dụng cụ và thiết bị cần thiết của họ được dồn vào một góc phải, chiếm một diện tích không nhỏ. Nhưng chẳng hề chi! Có chỗ để chúng tôi nằm xuống, dù chật chội cũng là một thiêng đường. Ở cái chốn hoang vu này chúng tôi không có sự lựa chọn thứ hai.


Trại Hai

Khoảng 6 giờ 30 phút, các “đầu bếp” đã sẵn sàng bữa cơm tối. Khi các hướng dẫn viên leo núi thắp lên những ngọn nến bên những bình rượu đế đãi khách “cho ấm lòng”, thì tôi bắt đầu ngắm nghía và sửa soạn cho ba chúng tôi một chỗ ngủ. Cả ba đoàn leo núi dùng cơm tối cùng một lúc. Bữa cơm được chú Li chuẩn bị khá chu đáo, nhưng tôi chỉ thích món rau cải xào thịt bò, và tôi trung thành với nó cho đến cuối bữa cơm. Để làm vui lòng chú Li cũng như Đông, Vân và tôi đã nhấp vài ngụm rượu đế, chưa kịp ấm lòng, vừa nuốt vào, cổ họng tôi như muốn phát hỏa. Tôi tỏ ra bình thản một cách sành điệu sau đó uống nước lọc để tự thoát ra khỏi cảm giác khó chịu. Ở bên kia, hai khách leo núi từ đỉnh trở xuống lúc chiều là Pierre-Edward Marsden và Julien Chambon đang thưởng thức rượu đế Việt Nam. Họ khen không ngớt lời, bàn luận về cách người Việt Nam làm rượu đế với hướng dẫn viên Nam một cách am tường rồi uống một cách say mê. Sau món trái cây tráng miệng, chú Li pha cho chúng tôi mỗi người một tách trà. Tách trà thiếu mật o­ng, song, nó giúp ấm lòng tôi thật sự.


Chú Li (Porter) và Xuân Đông-cậu bé hướng dẫn viên leo núi

Sau bữa cơm tối, khách leo núi quây quần cùng nhau tán ngẫu. Tôi luôn bị chọc cười bởi cách nói chuyện tiếu lâm của hai cậu Arthur Ebbink và Marijn Lanting. Arthur rất có duyên trong những câu chuyện ma. Tiếc rằng chỉ có tôi và nhóm bạn leo núi người ngoại quốc theo dõi câu chuyện của cậu ấy, nếu có nhóm bạn Việt Nam hưởng ứng thì cuộc vui sẽ nhân lên gấp bội. Khi Vân, Hiếu và tôi lôi từ trong ba lô ra vài ve dầu nóng rồi bắt đầu “dỗ dành” đôi chân đang gần như muốn…liệt của mình, Marijin nhìn chúng tôi hỏi “có bao giờ cô nghĩ sau chuyến leo núi này, trở về các cô trở thành tàn phế không?” Tôi cười đến vỡ tung mọi sự tập trung suy nghĩ của tất cả thành viên leo núi và các hướng dẫn viên. Tôi lặp lại câu hỏi của Marijin bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Lại một trận cười no nê trước một sự thật phủ phàng rằng…không ai trong chúng tôi dám chắc ngày mai khi tiếp tục lên đỉnh chuyện gì sẽ xảy ra nếu đêm nay chúng tôi không ngủ.

Rồi khi màn đêm đòi lại sự yên tĩnh của nó, chúng tôi trao trả và đi tìm giấc ngủ. Càng về khuya càng lạnh. Cái lạnh chẳng dễ chịu chút nào. Tất cả chúng tôi điều mặc nhiều lớp áo và quần dài, mang tất để giữ ấm. Nằm trên đống hoang tàn và hỗn độn, tôi thật sự không thấy thoải mái. Sống cho đến bây giờ, tôi chưa từng trãi kinh nghiệm nào tựa như thế này cả. Mọi người dường như nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu sau một ngày “tự hành xác”. Còn tôi nằm đó, bất động nhưng không tài nào ngủ được. Một lúc sau, tôi bước ra ngoài tìm chỗ đi vệ sinh. Túp lều bên nhà bếp sáng lên bằng ánh lửa hồng. Đó là điểm sáng duy nhất giữa núi rừng hoang vu này. Có lẽ ai đó trong số các chú làm bếp và các porters của ba đoàn leo núi còn thức. Tiếng gió núi đêm khuya nghe ớn lạnh. Tôi nhìn quanh quẩn, Thung Lũng khoác lên mình chiếc áo sương mù. Bốn bề im ắng bên cạnh sự chuyển động của những tàn cây do tác động của gió núi. Tôi tập trung một cách cao độ như một người đang thực hiện bài tập Yoga để nghe tiếng thở của đêm. Hoang vắng và hoang vắng. Trên đầu tôi là ánh sáng của nghìn vì sao. Tôi bỗng chạnh lòng nhớ đến hai Thiên Thần bé bỏng của tôi, giờ này hai con tôi đang làm gì? Có lẽ đang ở nhà với bà Ngoại và chị Bé, đang làm thủ công hay xem một chương trình hoạt hình thiếu nhi nào đó, hoặc đang bay nhảy phía sau vườn. Không biết hai con yêu dấu của tôi có đang nhớ đến tôi không!? Tôi ước sao mình có thể ôm con vào lòng ngay lúc này, chắc chắn mọi mệt mõi ưu phiền sẽ tan biến, tôi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn để “chiến đấu” và “chiến thắng” vào sáng mai. Tôi ngồi xuống tản đá bên đống lửa tàn ban chiều, khợi từng đóm lửa còn sót lại. Tôi bắt đầu suy nghĩ đến nhiều chuyện xảy ra cho tôi trong một ngày trôi qua, những chuyện khiến tôi phiền lòng và bất phục.

Suốt hành trình từ sáng tới chiều, tôi liên tục nhận những cú điện thoại của anh trai tôi từ Hoa Kỳ, rồi đến người anh trai ở Đà Lạt vừa về Quảng Ngãi thăm Cha cùng tôi, của chị Ba tôi đang tất bật với công việc ở dưới phố Quãng, đến cả những người bạn một thời Đại Học Đà Lạt thương yêu tôi vừa hạnh ngộ sau 17 năm biệt tin nhau ba ngày trước đó. Những cú điện thoại nhắc nhở tôi một điều giống nhau duy nhất, tôi cảm thấy mình bối rối và căng thẳng nhưng không có lời bình luận qua lại với họ. Họ lo lắng cho tôi, cứ như tôi sắp biến mất khỏi cuộc đời này, tất cả họ điều nghĩ về tôi như thế. Tựu trung, họ lo sợ tôi bò lên tới đỉnh rồi nhảy xuống vực tự tử. Vì sao cơ chứ!? Rồi tôi nghĩ đến cảm giác của Mẹ tôi đang ở Hoa Kỳ lo lắng cho sự mạo hiểm của con gái mình. “Mẹ! Con gái mẹ đang ngồi cô độc giữa núi rừng hoang giã và đang nghĩ về Mẹ đây, con biết Mẹ đang buồn và đau khổ vì con…nhưng con chỉ biết trình dâng hết mọi oan nghiệt đau đớn đời con vào lúc này lên cho Thiên Chúa, con xin lỗi Mẹ!” Tôi ngược dòng quá khứ, hình dung lại hơn 30 năm về trước, Mẹ tôi đã rời khỏi 8 chị em tôi ngược lên miền núi Sơn Hà xa xôi và có lẽ hẻo lánh như chốn hoang vu này đây để làm thuê, vất vả chắt chiu từng nhúm gạo đồng tiền, và mỗi tháng một lần, mẹ mang về miền xuôi cứu đói đàn con trong khi cha tôi phải nạp mình trong trại cải tạo để ”đền tội” vì Người Yêu Nước Thương Dân. Hình ảnh mẹ tôi ngày ấy hiện về trong tim tôi lúc này. Hình ảnh thân yêu đó nhấn chìm tôi trong suối nước mắt cô đơn pha lẫn sự bất mãn về nguyên nhân gây sốc cho Mẹ dẫn đến tình trạng sa sút về sức khỏe cho Mẹ tôi, và gây căng thẳng tinh thần cực độ cho tôi giữa lúc mà lẽ ra tôi cần được đón nhận những lời khích lệ an ủi cho hành trình chinh phục đỉnh núi vào sáng mai.


Photo by Tulip Phan Trà Giang

Tôi nhớ lại thái độ của người bạn đồng hành Thu Vân. Vân luôn theo sát nhóm leo núi người ngoại quốc, cố gắng với tộc độ nhanh nhất mà Vân có thể, nghĩa là dốc toàn sức mà đi, một thái độ điên rồ trong môn leo núi. Tôi rất lo cho Vân, vì Vân hoàn toàn không có sự hiểu biết gì về việc leo núi, Vân đi là do tôi mời và có thể nói, Vân đã vì tôi mà đi. Nhưng, thái độ luôn “dẫn độ” của Vân là có nguyên nhân, tôi biết. Đối phụ nữ chân yếu tay mềm như chúng tôi mà nói, leo núi là một việc khá điên rồ. Tôi vì lo lắng cho Vân và Hiếu, nên trước ngày bắt đầu nạp mình vào dãy Hoàng Liên Sơn, tôi đưa Vân và Hiếu lên Đỉnh Hàm Rồng, mục đích là để cho Vân và Hiếu thực tập trước khi thực hiện chuyến leo núi nghiêm túc. Tôi lo lắng vô cùng khi nhận thấy, Hiếu và Vân lúc nào cũng thở hổn hển khi bước lên từng bậc thang dẫn lên Đỉnh Hàm Rồng. Trong lòng tôi tỏ ra quan ngại. Tôi mời họ thực hiện chuyến leo núi cùng với tôi, nghĩa là nếu họ xảy ra chuyện gì tôi sẽ không sống được bình yên suốt quãng đời còn lại của mình. Trở về Khách Sạn Mountain View vào buổi chiều tối từ Đỉnh Hàm Rồng, tôi thấy bần thần và tự hỏi “Mình có nên để Vân và Hiếu mạo hiểm với mình không?”. Chợt cú điện thoại của người bạn Đào Hiền Đạo từ Sài Gòn gọi tới “nhớ đừng có nhảy núi nghe!”, tôi ngăn chặn sự bình luận về cái điều ngớ ngẩn của Đạo bằng cách nói về mối lo ngại của tôi. “Nếu ngày mai giữa hành trình, Vân và Hiếu không thể làm quen dần với hiểm trở và độ cao, mình sẽ nhờ hướng dẫn viên leo núi đưa Vân và Hiếu xuống núi cách an toàn, còn mình, sẽ tiếp tục lên đỉnh, quyết định này sẽ không thay đổi.” Cuộc đối thoại giữa chúng tôi Vân nghe được. Một chất xúc tác cực kỳ mạnh, Vân tự ái trong suốt cuộc hành trình và luôn tỏ ra dẫn đầu trong đoàn chúng tôi. Điều đó tôi hiểu và thông cảm cho tính cách và phản ứng bình thường của một con người, và của Vân cũng như Hiếu, nếu là tôi, có lẽ cũng sẽ điên rồ như thế. Song, tôi biết nếu chúng tôi có thể chinh phục đỉnh thành công, sau khi trở về, Vân nhất định sẽ gặp trở ngại về những chấn thương trong cơ thể, nhất là về cơ bắp liên quan đến xương đùi và xương chậu, cùng với bàn chân bị bỏng rát. Tôi âm thầm nhờ hướng dẫn viên leo núi Mai Xuân Đông theo sát Thu Vân mỗi chặn đường để bảo vệ cho người bạn của tôi. Phần tôi, kỹ thuật và kiến thức leo núi mà tôi tìm tòi đủ để có thể “làm hướng dẫn viên bất đắc dĩ” cho Hiếu và cô bé Sinh Viên Thanh Hà cũng đang bị trưởng đoàn của cô bỏ rơi lại phía sau. Vân biết “bệnh phụ nữ” của tôi bỗng nhiên đến sớm hơn vài ngày, song, tôi không hề nói cho Vân và Hiếu biết trong cơ thể tôi, tình trạng máu đang hoàn toàn rối loạn, hay những áp lực mà tôi đã đối diện trong một ngày đã trôi qua như cơn ác mộng. Tôi không muốn họ lo lắng cho tôi.


Photo by Tulip Phan Trà Giang

Tôi hồi tưởng lại về thái độ của Minh Hiếu, đứa cháu gái của tôi. Tôi chuẩn bị cho chuyến đi trước khi Hiếu Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế, ngoài chiếc điện thoại tôi mang về làm quà ra trường cho Hiếu, chuyến đi Tây Bắc chinh phục Fanxipan là món quà thứ hai tôi muốn khích lệ cháu tôi sau bao năm miệt mài đèn sách. Suốt hành trình, tôi để ý, cứ đến những hẻm núi hiểm trở, có bờ vực sâu hoắm là Hiếu chậm lại và trợn mắt lườm tôi. Cái lườm của Hiếu khẳng định không phải để giúp tôi hay khích lệ mà cũng chẳng phải diễn tả rằng Hiếu đang cần tôi giúp Hiếu điều gì. Hiếu thường quan sát tôi bằng cặp mắt của những tên cai ngục. Cứ như Hiếu đang theo dõi một tên tử tội đang tìm cơ hội nhảy xuống vực mà nếu may mắn thì được trốn thoát rồi sống trong tình trạng quái vật, còn xui xẻo thì trở thành linh hồn cô đơn giữa rặng núi linh thiêng. Một áp lực khốn khổ khốn nạn vô cùng, nó đeo bám lấy tôi cùng với những cú điện thoại tôi không hề mong đợi của bạn bè, và người thân đang tra tấn tôi như những câu thần chú nghe như quỉ ám khiến tôi có cảm giác nó sẽ thành sự thật “hãy nhảy xuống vực, hãy nhảy xuống vực” thay vì như họ tụng “đừng có nhảy xuống nghe”. Tôi tắt điện thoại để không phải nghe những cú phone hắc ám, nhưng khổ nổi, mỗi khi tôi mở điện thoại để xem giờ giấc sau từng chặn đường tôi di chuyển được thì điện thoại lại rung lên, lại là những thứ ngôn từ quỉ ám, chứng tỏ, họ canh nhau mà tra tấn tôi, cho đến khi nào họ nghe tôi trả lời mới thôi. Tôi bỏ lại tất cả sau lưng không một lời bình luận với họ, hay dù là hỏi lại một câu vớ vẩn “tại sao tôi phải nhảy xuống núi?”

 
 
Photo by Mai Xuân Đông

Tôi khẳng định, cái áp lực mà tôi phải gánh trong một ngày đã trôi qua, không bao giờ là ý muốn của Thượng Đế! Chúa đang đồng hành cùng tôi. Ngài sẽ bảo vệ cho tôi. Tôi chỉ cần biết như thế! Tôi rửa sạch những muộn phiền bằng nước mắt da diết nhớ Nguyệt Thy và Nguyên Chương, những muộn phiền cần phải biến mất, tuyệt nhiên chúng không thể đồng hành cùng tôi trong cuộc chinh phục đỉnh sáng mai. Bỗng tôi như nghe văng vẳng tiếng của con gái mình đang vừa chơi xích đu vừa âu yếm nhìn tôi bảo: ”Mẹ ơi! Mẹ sẽ chinh phục đỉnh thành công! Con sẽ cầu nguyện cho Mẹ!”

Ấy vậy mà lòng tôi bấy giờ vẫn còn là một mớ hỗn độn khi trở lại căn lều u ám giữa màn đêm.

Tôi sáng suốt, nếu sáng mai tôi còn ám ảnh bởi những sự điên rồ xảy ra cho tôi hôm nay, tôi sẽ chấp nhận thất bại và xuống núi ngay lập tức, không mạo hiểm lên đỉnh với tình trạng sức khỏe kém vì hồng huyết cầu giảm dần (do mất máu) cùng cái áp lực khốn nạn đả phá hành trình nghiêm túc của tôi trong một ngày đã qua.

Bước vào căn lều, tôi chẳng biết làm gì cho đến khi trời sáng. Tôi lôi cuốn tiểu thuyết Hoa Tulip Đen vừa mua mấy ngày trước đó ở Khu Hòa Bình Đà Lạt ra định đọc. Nhưng, thân thể rã rời, cơn nhức đầu lại trở nên nghiêm trọng, và nỗi ám ảnh của cái không khí ảm đạm bên trong căn lều thì dù có đọc đi đọc lại nhiều lần một trang sách, tôi chắc mình cũng chẳng nhớ nổi một câu. Không khí như có phần loãng đi ở độ cao 2800 mét trong cái lạnh về khuya. Tôi trở lại chỗ nằm bên tiếng thở không có gì là êm ả của Vân, Hiếu và một số khách leo núi khác. Tôi phát giác, hai cô nàng trở mình liên tục. Tội nghiệp! Vân và Hiếu chỉ ngủ được một “giấc mộng đầu” thôi, giờ là lúc hai cô nàng trãi nghiệm cảm giác của tôi. Tôi nhìn hai người bạn đồng hành lòng chợt muốn khóc. Họ đã vì tôi, rồi bây giờ đang nằm hành xác giữa núi rừng sâu thẳm thế này đây. Làm sao mà ngủ được, những chú chuột làm việc về đêm đang hì hục đục khoét, cãi vả nhau chí chóe vì những cuộc tranh chấp địa bàn khai thác lương thực ngay bên cạnh Vân và Hiếu. Cùng với cái lạnh gần như rét, Vân và Hiếu bắt đầu rơi vào giấc ngủ chập chờn. Nghĩ đến “trận chiến cuối cùng” của sáng mai, tôi cố bỏ xuống những muộn phiền đang nặng trĩu trong lòng một lần nữa, tôi nuốt trửng một viên thuốc an thần, rồi cuộn mình trong chiếc túi ngủ bị hỏng giây kéo, gối đầu lên chiếc ba lô, tôi bắt đầu thiết tha tìm cầu giấc ngủ. Vẫn không tài nào ngủ được, tôi đi vào trạng thái nửa tỉnh, nửa mơ (nhờ tác động của viên thuốc). Bên ngoài gió mạnh. Càng lúc càng mạnh hơn. Những âm thanh phát ra từ cơn gió núi cứ liên hồi dội vào căn lều. Cánh cửa hướng gió núi tựa một nỗi ám ảnh, vài phút thì đập mạnh vào căn lều rồi tự mở ra, cứ như có ai đó đang điều khiển nó, tạo nên một thứ âm thanh đầy ma quái, khiến tôi rùng mình nhớ lại những câu chuyện ma của cậu Arthur. Rồi tôi nhận thấy, không chỉ Vân và Hiếu, hầu như tất cả các khách leo núi điều liên tục trở mình trong chiếc túi ngủ của mình.

 
 
Photo by Mai Xuân Đông

Đêm trên chốn hoang vu, trong giấc ngủ mơ màng, tất cả chúng tôi điều cùng tương giao với bản hòa tấu được hòa âm kỹ lưỡng từ tiếng gió với những âm thanh nghe quái lạ chưa từng thấy, lắm lúc nghe như những oan hồn đang rên xiết giữa cái lạnh buốt của đêm dài.

Tobe Continued

 
2 bình luận

Posted by trên 10/15/2012 in Ký Sự

 

Hành Trình Chinh Phục “Nóc Nhà Đông Dương” (3)

Tuliphantragiang

Ký Sự Sapa
Viết Tặng Các Con Thương Yêu!

Không Như Là Tôi Tưởng…
(Trại Một, 2233m)

Vài túp lều mái xanh loáng thoáng trước mặt. Những túp lều nằm giữa một thung lũng để tránh những cơn gió núi càn quét. Chúng tôi tiến xuống, tự hào mình đã vượt qua được ải thứ nhất. Tôi quăn ba lô xuống sàng gỗ…lòng ngao ngán phản phất sự thất vọng. Điểm dừng chân là một túp lều rộng khoảng 20 mét vuông. Sàng gỗ đóng hai bên trại thành giường ngủ cho khách leo núi, chính giữa là lối đi. Tôi cảm giác mình sắp nôn vì mùi hôi thối trong trại, bùn nhẫy lên, nổi trội hơn là mùi chuột vừa bỏ mạng trong kẹt váng nào đó từ nhiều đêm qua. Cảnh tượng cực kỳ dơ bẩn. Tôi nhào ra ngoài tìm chỗ để nôn tháo phần thức ăn còn lại từ bữa sáng, phải mất năm mười phút cơn nôn mới chịu nguôi ngoai. Ba chúng tôi tìm chỗ đi vệ sinh, trở lại túp liều, cố làm quen với cái mùi chết tiệt đang tra tấn tôi. Tôi ngồi bệt xuống sàng gỗ, cố dùng đôi tay vuốt ve đôi chân đang rên xiết một cách cùng khổ.

Tôi nhớ lại, khi bắt đầu rời Trạm Tôn, một cách thương cảm, tôi nhìn chú Li mang nặng trên vai khối hành lý cần thiết cho đoàn chúng tôi, tôi bàn với Vân và Hiếu, “khi lên đến Trại Một, mình sẽ giúp chú chuẩn bị bữa trưa, để chú Li cũng có thời gian nghỉ ngơi.” Buồn thay, bây giờ đến nơi, chúng tôi không đủ sức để tháo đôi giày khỏi chân, việc giúp chú Li nấu cơm là một lời hứa cuội. Chỉ 10 phút sau, Chú Li đã sẵn sàng bữa ăn trưa cho chúng tôi. Chỉ đơn giản là món bánh mì, nhưng tôi vô cùng cảm kích chú ấy. Tôi không cảm thấy đói, tôi chỉ thấy khát và rất mệt.

Cùng ăn trưa với chúng tôi có đoàn Auberge Đăng Trung. Đoàn gồm 9 người. Một hướng dẫn viên là Nam (Áo đỏ), hai porter là Cả và Tinh cùng 6 khách leo núi. Kres Nielsen đến từ Úc Châu, đôi tình nhân Charles Bescond và Candice Regnier đến từ Pháp Quốc, còn Arthur Ebbink cùng Marijn Lanting đến từ Hòa Lan, người sau cùng là cô bé đến từ Hà Nội, Thanh Hà, sinh viên Học Viện Ngân Hàng năm thứ hai. Tôi không thể nuốt nổi nửa mẫu bánh mỳ, nhưng cố ngốn hết phần trái cây. Trong khi đó thành viên đoàn Auberge ai nấy “quét” sạch hai mẫu bánh mỳ và uống rất nhiều nước lọc, tất nhiên, phần trái cây cũng đuợc “thu dọn” gọn gẽ. Buổi ăn trưa kết thúc trong vòng 10 phút.

Ba chúng tôi “ngã lưng” xuống váng. Trong khi đó Arthur Ebbink và Marijn Lanting thì bay nhảy vận động bên ngoài cho đỡ…lạnh, số còn lại của đoàn Auberge lập tức ngủ say như chết. Trong cơn mơ màng, tôi nghe được cuộc đối thoại giữa người hướng dẫn viên đoàn Auberge Đăng Trung với Mai Xuân Đông rằng, đoàn chỉ có Kres Neilsen là chọn chinh phục đỉnh trong vòng ba ngày hai đêm (như chúng tôi), số còn lại sẽ xuống núi vào ngày mai theo hướng Cát Cát. Tôi chợt nghĩ đến việc viếng thăm Bản Thái. Ý nghĩ này thôi thúc tôi đi đến quyết định sẽ xuống núi vào ngày mai thay vì nghỉ đêm trên căn trại ôn dịch này. Tôi hội ý với Vân và Hiếu, cả hai điều đồng ý. Thế là chúng tôi quyết định sẽ cùng nhau xuống núi ngay chiều mai. Nhưng trong lòng Đông tỏ đầy vẻ nghi ngại vì không tin chúng tôi, ba nguời phụ nữ “chân yếu tay mềm” có thể thực hiện được sự thay đổi này.

Quay về với thực tại, mỗi chúng tôi điều thể hiện sự phấn đấu trên gương mặt mình để đồng đội có thêm lòng tin rằng đoàn chúng tôi có thể chinh phục đỉnh vào sáng mai và xuống núi về lại Sapa vào buổi chiều. Tạm biệt Trại Một, Auberge và Mountain View II tiếp tục cuộc hành trình lên Trại Hai (2800m) giữa buổi chiều có ánh nắng nhạt, rớt nhẹ xuống rừng trúc.


Rừng Trúc Thấp Nhìn Tử Đỉnh Núi Cao Hơn.  Photo By Tuliphantragiang

Tobe Continued

 

Hành Trình Chinh Phục “Nóc Nhà Đông Dương” (2)

Tuliphantragiang

Ký Sự Sapa
Viết Tặng Các Con Thương Yêu!

Cánh Rừng Già, Chắc Chiu Thảo Quả
( 9 giờ 30 phút Sáng Ngày 6 Tháng 8 Năm 2010)

Rời Trạm Tôn, chúng tôi bắt đầu đi bộ theo một triền dốc, băng xuống một khe suối nhỏ và leo ngược lên đồi Hoa Mua (tôi gọi thế, vì trên đồi này tràn ngập những cây Hoa Mua Tím đang nở hoa). Những cánh Hoa Mua nở tím dọc con đường mòn đưa chúng tôi vào một cánh rừng già. Tấm biển giữa ngã ba, lối rẽ qua cánh rừng già níu chân tôi lại. “Không lấy gì ngoài những tấm ảnh, không để lại gì ngoài những dấu chân.” Tuyệt! Rời mắt khỏi tấm biển chỉ đường ghi dòng chữ tuyệt mỹ, chúng tôi biến ngay vào cánh rừng già bạc ngàn. Xa xa, có tiếng suối reo trong trẻo, tiếng gió ngàn hòa điệu với lá cây, tiếng ve nghe thanh thoát trên cao, tất cả tạo thành một bản giao hưởng của thiên nhiên kỳ diệu. Bước khởi đầu, ba chúng tôi điều rất hăm hở, sức khỏe dồi dào, đưa đôi chân mình đi thoăn thoắt, nhịp nhàng trên triền dốc dọc theo một con suối nước chảy thì thầm trong vắt.

Đường đi chưa thấy hiểm nguy, nhưng cả ba chúng tôi điều ý thức được rằng những cam go đang chờ mình phía trước. Chính vì thế, chúng tôi tranh thủ những phút giây còn có thể thư giãn này để tận hưởng những vẻ đẹp của đất trời mà trong cuộc đời chúng tôi chưa từng trãi nghiệm. Đi hết gần cây số, dọc theo con suối róc rách, chúng tôi lội qua bên kia bờ, nơi có cô bé người H’Mông đang “thu hoạch” những chùm Thảo Quả dưới vực. Vân hiếu kỳ hỏi Đông, “cô bé kia đang làm gì dưới đó?”. “à, cô đang hái những chùm Thảo Quả cô ạ!”. “Thảo Quả, nghe quen quá, hái để làm gì?” Tôi xen vào. “Dạ, để làm một loại thuốc Nam gì đó cháu không biết, với lại, Thảo Quả là loại hương vị để nấu phở của ngư ời Tây Bắc, tuyệt lắm cô ạ.” Tôi nhìn quanh cánh rừng già, những đám Thảo Quả mọc thành khóm, thân rễ to, mọc ngang có nhiều đốt. Lá to và dài, chúng mọc so le ôm kín lấy thân. Hoa to có màu vàng mọc thành chùm ngắn ở gốc. Thảo Quả hình trứng khi chín chuyển thành màu đỏ. Chúng đan xen và chen chúc nhau dưới những tàn cây của cánh rừng muôn niên rắn chắc.

 
Chùm Thảo Quả.  Photo By Tulip Phan Trà Giang

Chúng tôi leo lên một con dốc cao, qua những tàn cây đổ nát chất chồng lên nhau. Rồi lại ngược xuống một thung lũng cạn để chuyển hướng qua một rặng núi khác hướng về điểm nghỉ trưa. (Tôi gọi đó là Trại Một, người bản xứ gọi là Trạm Kiểm Lâm 2233m) Tôi hỏi Đông “Bao lâu nữa chúng ta đến Trại Một?” “Dạ, nếu đi với tốc độ như bây giờ, khoảng 11 giờ 30 chúng ta đến cô ạ.” Nghĩa là chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Hợp lý. Vì tôi đọc trong nhiều tài liệu leo núi, những trưởng đoàn hướng dẫn khách leo núi không bao giờ cho phếp khách của họ đi bộ quá bốn tiếng đồng hồ một ngày, và mỗi chặn chỉ chừng vài giờ để khách có thời gian làm quen với độ cao và nghỉ ngơi lấy sức. Tôi hài lòng và tiếp tục hành trình. Không hiểu sao, suốt cuộc hành trình, tôi thường xuyên hỏi Đông về người dân tộc Thái. Qua Đông tôi hiểu thêm về nguồn gốc và những sinh hoạt của họ. Đông bảo Bản Thái cách Sapa khoảng 70 cây số về phía Tây. Tôi rất muốn đến thăm Bản Thái nhưng không còn thời gian. Nếu chúng tôi chinh phục đỉnh thành công trong ba ngày hai đê m, xuống núi là phải về Hà Nội để kịp chuyến bay vô Sài Gòn ngay sáng hôm sau. Tôi đành hẹn Bản Bo vào dịp khác trong sự tiếc nuối.

Và cứ thế, hết lần này đến lần khác cùng với chiếc “gậy thần” (bằng trúc, chú Li đốn trong khu rừng trúc lúc chúng tôi bắt đầu biến vào cánh rừng già.) leo lên từng con dốc, có lúc như thẳng đứng, có khi lại trài theo ven bờ suối. Tôi thấy mình bắt đầu thấm mệt. Mồ hôi toát ra như chảy, mặt tôi đỏ dần.( Điều này lại không xảy ra ở Vân và Hiếu) Thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại để…thở, và chụp những bức hình mà tôi cho là không thể bỏ qua. Đến một đoạn suối vắng, chúng tôi ngồi trên những tản đá giữa dòng nước nghỉ…mệt. Vân hỏi: “Khoảng bao lâu nữa mình đến Trại Một, Đông?” Ngừng một lát, Đông nói “Dạ, nếu đi với tốc độ như bây giờ…chắc mình đến đó khoảng 12 giờ trưa cô ạ.” Thế là tăng nửa giờ nữa mới đến được Trại Một. Cả ba chúng tôi điều không nhận ra “tốc độ” đi của mình chậm lại từ khi nào. Sau vài phút nghỉ ngơi lấy lại nhịp thở đều, chúng tôi nhìn nhau cười sảng khoái rồi đứng dậy tiếp tục hăm hở leo lên một khe núi mà dưới chân phải chúng tôi là một bờ vực. Chúng tôi lặng lẽ theo sát Đông. Chú Li đã bỏ chúng tôi một quãng đường xa tắp. Trong lúc tôi và Hiếu nản lòng khi đứng trước một mỏm núi gần như dựng đứng trước mặt thì chúng tôi gặp một người phụ nữ người Giao Đỏ đang tải hàng lên Trại Một bán lẻ. Với chiếc gùi nặng trĩu hàng hóa trên vai, người đàn bà Giao leo lên dốc núi như đang tản bộ. Tôi và Hiếu nhìn người đàn bà Giao đầy thán phục. Khi Vân bắt kịp chúng tôi, tôi ghi lại tấm hình với người đàn bà Giao trên lưng chừng ngọn núi. Sau đó dăm bảy phút thì dáng bà mất hút, bỏ lại ba khách leo núi đang lê từng bước phía sau lưng bà.

Trong khi tôi dự đoán, chẳng còn bao lâu nữa, có thể trong vòng mười lăm phút thôi, đoàn chúng tôi sẽ có mặt ở Trại Một nghỉ chân, thì cũng là lúc tôi tình cờ nghe cuộc đối thoại giữa Vân và Đông. Tôi như rơi gọn xuống một lòng chão mênh mông nào đó, Đông bảo còn khoảng 1 tiếng mới đến Trại Một. Thời gian đi lùi lại cơ à!? Đã sắp 12 giờ rồi kia mà? Tôi tự nghĩ. Thế có nghĩa là phải mất thêm hơn một tiếng so với mức dự đoán ban đầu chúng tôi mới lên được Trại Một. Tôi bắt đầu nhận ra, tốc độ di chuyển của chúng tôi có phần…rùa bò. Thêm vào đó, “nghỉ ngơi” hơi nhiều. Chúng tôi bắt đầu di chuyển qua một ngọn đồi, con đường không có vẻ gì “cheo leo” nên chúng tôi lại có dịp chiêm ngưỡng những bông hoa rừng không (biết) tên đang nở muộn. Ôi, đẹp làm sao! Những bông hoa vàng mong manh e ấp bên những tản đá cuội và trản lá xanh mơn mởn. Gió nhẹ thôi cũng làm cho những bông hoa kiêu sa kia nương mình xao động, một cảnh tượng đơn sơ đang hút hồn tôi…Tôi lại bị níu chân lần nữa, vì muốn ghi lại phút giây này.

Chúng tôi lại tiếp tục bước đi. “Mình sắp tới rồi cô ạ!” Thông điệp của Đông chẳng khác nào như cơn mưa rào dội xuống khu rừng đang hỏa hoạn. Tôi cảm thấy phấn chấn trong lòng. Một cách âm thầm, chúng tôi bước đi không mệt mỏi. Mỗi người điều nhắm mục đích Trại Một mà bươn tới. Cuối cùng đoàn chúng tôi đã đặt chân đến Trại Một. Người cuối cùng đến đích là… tôi, vào lúc 12 giờ 40 phút chiều.

Tobe Continued

 

Hành Trình Chinh Phục “Nóc Nhà Đông Dương” (1)

Tuliphantragiang

Ký Sự Sapa
Viết Tặng Các Con Thương Yêu!

Cuối Phố Cầu Mây
(Khách Sạn Mountain View, sáng ngày 6 tháng 8, năm 2010)

Một buổi sáng bình yên. Sapa chìm trong sương lạnh. Tôi cuộn mình trong chăn dõi mắt ra ngoài song cửa. Cái lạnh Sapa sao mà giống Đà Lạt quá, không bốt giá như Mùa Đông Biển Hồ Michigan, hay Lake Erie. Cái lạnh căm căm dễ chịu, tôi chỉ muốn nằm lì trên giường và nhắm mắt lại, thả hồn trôi theo những áng mây xa xa…Nhưng đã hơn bảy giờ rồi, phải thức dậy chuẩn bị cho giấc mơ từ thuở thiếu niên của mình thành sự thật. Giấc mơ tôi ấp ủ từ lúc tôi đọc trong sách địa lý rằng Fanxipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là “Nóc Nhà Đông Dương”. Hôm nay cuộc chinh phục đỉnh Fanxipan của tôi sẽ bắt đầu lúc chín giờ sáng.

Mountain View, một khách sạn thân thiện và hiện đại nằm giữa trung tâm Sapa thuộc phố Cầu Mây, mới sáng sớm đã náo nhiệt. Du khách ngồi chờ check-in chật kín. Vân, Hiếu và tôi đã sẵn sằng cho cuộc chinh phục đỉnh. Chúng tôi bước nhanh sang Nhà Hàng của Khách Sạn. Tôi gọi một bữa ăn Tây khá trịnh trọng cho buổi sáng. Tôi không quên gọi tách trà nóng pha mật ong theo phong cách Anh Quốc mà tôi yêu thích. Trà ở đây rất thơm ngon. Đúng chín giờ, nhân viên tiếp tân đến bàn chúng tôi bắt tay chào và giới thiệu, “đây là Đông, cậu ấy là hướng dẫn viên cho đoàn chúng ta hôm nay.” Chúng tôi rất vui khi biết Đông là hướng dẫn viên của chúng tôi. Thật ra, từ hôm qua đến giờ, chúng tôi đã có dịp làm quen và trò chuyện với Đông trong những bữa ăn ở nhà hàng. Chúng tôi rời Khách Sạn lúc 9 giờ 5 phút sáng ngày 6 tháng 8, lên chiếc SUV đưa chúng tôi đến Trạm Tôn, ở độ cao 1940 mét so với mực nước biển.


(Photo By Tulip Phan Trà Giang)

Trạm Tôn, người bản xứ gọi là Ô Quy Hồ rất ấn tượng. Trạm Tôn là tên gọi của một Trạm Kiểm Lâm thuộc tỉnh Lào Cai, và cũng là nơi thâu phí các đoàn leo núi. Đây là điểm bắt đầu của mọi cuộc chinh phục đỉnh Fanxipan. Suốt đoạn đường từ Phố Cầu Mây lên Trạm Tôn, chúng tôi không ai bảo ai câu nào, ngoại trừ một vài câu hỏi liên quan đến việc leo núi. Bởi lẽ, mỗi chúng tôi điều đang nghĩ về chuyến mạo hiểm của mình (đó là nói cho quan trọng một chút, chứ thực tế cả ba chúng tôi đều đang uống thuốc… “liều”). Tôi đưa mắt nhìn lên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ , và cố tìm kiếm đỉnh Fanxipan đang ẩn mình trong đó. Tôi đã nhìn thấy nó một cách rất mơ hồ, đột nhiên tôi rùng mình, song, cảm giác này không tồn tại lâu. Nó biến mất khi tôi cảm thấy thú vị nghĩ đến việc chúng tôi sẽ làm thế nào trên dãy núi trùng điệp đó để có thể đặt chân lên “Nóc Nhà Đông Dương.”

Sapa, đẹp “trên từng centimet”. Chúng tôi đi qua bao thung lũng điệp trùng, những thung lũng hoa hồng, những thửa ruộng bậc thang xanh lam trong sương sớm, những vách đá sừng sững dọc con đường dẫn đến Trạm Tôn. Chúng tôi đi ngang qua Thác Bạc, một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Sapa lúc 9 giờ 15 phút sáng. Trước ngày chúng tôi từ Hà Nội lên, Sapa có mưa to, lũ cuốn đi nhiều ngôi nhà và cơ sở thương mại. Dọc đường lên Trạm Tôn, tôi nhìn thấy nhiều khe núi bị sạc lỡ xuống quốc lộ 4D, con đường dẫn về Tây Bắc. Nhưng hôm nay, một ngày mà theo Đông, người hướng dẫn viên leo núi bảo chúng tôi rằng, “chưa có ngày nào trong mùa hè mà đẹp như hôm nay, trời quang mây tạnh, thời tiết rất lý tưởng cho chúng ta thực hiện chuyến leo núi.” Chúng tôi dự kiến chuyến chinh phục đỉnh trong vòng 3 ngày 2 đê m. Bởi vì, chúng tôi toàn là phụ nữ, lại ít có, hoặc không có kinh nghiêm leo núi, hành trang chỉ mỗi một sự quyết tâm, thế thôi. Đoàn chúng tôi đến Trạm Tôn lúc 9 giờ 25 phút. Gồm năm người, chú Li, là porter (người vận chuyển hành lý cần thiết cho chúng tôi), Đông, hướng dẫn viên, và cuối cùng là ba nhân vật quan trọng nhất, ba khách leo núi Thu Vân, Minh Hiếu và Tôi. Chúng tôi khởi hành đúng vào lúc 9 giờ 30 phút, sau khi Đông, người hướng dẫn viên nhanh chóng làm thủ tục nộp phí cho Trạm Kiểm Lâm. Chúng tôi là đoàn thứ hai khởi hành trong ngày.

Tobe Continued

 
1 bình luận

Posted by trên 10/15/2012 in Ký Sự

 

Trại Gia Đình Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Chicago 2012


Tuliphantragiang

Chủ Đề Trại Hè Gia Đình 2012

BÍ QUYẾT CỦA SỨC MẠNH

Câu Gốc: Giô Suê 1:9b “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.”

Trại Gia Đình-Hội Thánh Tin Lành Báp Tít Chicago- 2012

ẨM THỰC

Nhiều năm cách xa, trở về Hội Thánh lần này, tôi vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khi nhận ra Ban Gia Đình Trẻ và Ban Thanh Niên bây giờ tài nghệ nấu ăn đã đươc…chân truyền từ các Mẹ trong Hội Thánh.  Càng ngưỡng mộ “quí ông” và các nam thanh niên rất đảm đang việc bếp núc. 

Món bánh mì thịt nguội do chính chú Chánh đích thân xuống bếp thật thơm ngon đậm đà cho bữa ăn chiều Thứ Bảy.  Món hủ tiếu cho buổi sáng Chủ Nhật thật ấn tượng được vợ chồng Hòa thực hiện ngon và hấp dẫn.  Bữa cơm trưa gia đình với món thịt kho trứng của ban gia đình trẻ, món canh cải xanh nấu chả với gừng cùng món dưa chua chị Quyên thực hiện thật khó quên.  Bữa cơm chiều do Ban Phụ Nữ đảm trách, cô Lan…đạo diễn thật đậm đà quê hương với thịt kho mắm tôm sả bằm, món canh chua tôm thơm lừng mùi rau ngổ tươi bốc khói…Bữa ăn khuya cho đêm lửa trại bằng món nướng bò lá lốt xiên tăm của Hòa thật thơm ngon, thêm món nêm chua Diễm Châu mang về từ Ohio (là sản phẩm tự chế của DC), thêm món thịt heo luộc, với lòng heo còn dư từ món hủ tiếu buổi sáng, Diễm Châu chế lại thành món bóp thấu, các Mẹ khen…ngon.  Và bữa sáng Thứ Hai với các món ăn Tây do ban gia đình trẻ, cô Thư đảm trách thật là lạ miệng và thơm ngon.  Cuối cùng là bữa trưa với món bún thịt nướng do cô Lan đảm trách mà Diễm Châu không có cơ hội thưởng thức vì phải lái xe về lại Ohio từ sáng sớm…

Đêm Lửa Thiêng Bừng Cháy
(Tối Chủ Nhật ngày 2 tháng Chín, 2012)

Khi ngọn Lửa Thiêng được thắp sáng và cuộc vui bắt đầu thì…một già một trẻ như nhau, tất cả đều thả hồn mình vào những trò chơi vui nhộn và dễ thương đến đáng yêu.  Tôi bỗng cảm nhận một điều thật xúc động, những quí ông, quí bà trong Hội Thánh, ngày ngày bận rộn với công việc, gia đình, sự mệt mõi, già nua hiện rõ trên từng khuôn mặt thương yêu, vậy mà giờ đây, tất cả họ đều trở nên như “con trẻ” hòa mình vào những trò chơi cùng con cháu, hẳn trong lòng họ chỉ muốn con cháu mình hiểu họ luôn quan tâm đến nhu cầu của con cháu mình và cố gắng không để con cháu mình cảm thấy giữa họ với nhau có khoảng cách về cách sống, cách suy nghĩ, mà thay vào đó là sự hòa đồng thấu hiểu nhau trong mọi hoàn cảnh và thời khắc mà thời gian cứ lặng lẽ trôi ngang cuộc đời của riêng từng thế hệ…già, trẻ hôm nay.

SỨ ĐIỆP: BÍ QUYẾT CỦA SỨC MẠNH
Câu Gốc: Giô Suê 1:9b:  “Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.”         

Chú Lê Hồng Châu- Hướng dẫn Hội Thánh chiều Thứ Bảy Ngày 1 tháng 9.  Sau lời chào mời giới Thiệu là những lời làm chứng của con cái Chúa, mở đầu là phần dâng lời tạ ơn Chúa của gia đình chú Lai Hồng Châu. Mục Sư Nguyễn Trường Cửu đến từ North Carolina hướng dẫn Hội Chúng phần âm nhạc Tối Thứ Bảy Sept 1, 2012.  Sau phần làm chứng của Chú Lai Hồng Châu là cô Dương Chánh dâng lời cảm tạ ơn Chúa đã xắp xếp và tạo điều kiện cho gia đình cô có cơ hội sang Canada thăm thân mẫu và người thân.  Thiên Chúa đã dùng Cô như một sự mở đường cho thân mẫu được có điều kiện chăm sóc từ chương trình bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi từ Chính Phủ Canada!  Cảm tạ ơn Chúa!

Sứ Điệp:  HIỆP NHẤT TRONG TÌNH YÊU THƯƠNG
Mục Sư Lê Văn Thái-đến từ San Diego, California
Kinh Thánh: Cô-lô-se: 3:12-14

“Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người Thánh và rất yêu dấu của Ngài.  Hãy có lòng thương xót.  Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục.  Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ cho nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.  Nhưng trên hết mọi sự, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành.” 

Một điều giản dị mình được thêm một lần ghi ấn, phải tha thứ cho những ai làm khổ và lăng nhục mình, cầu nguyện và chúc phước cho họ, không được rủa sả, phải đặt biệt yêu thương họ. Đó là mệnh lệnh của Thiên Chúa.  Vì chưng, nếu chúng ta là con trai, con gái của Thiên Chúa mà không dành cho những người ấy tình thương yêu, thì thế giới này, ai sẽ làm điều đó cho họ? 

Ban Mai Với Giê-Su (Tĩnh Nguyện)  Sáng Chủ Nhật Ngày 2 Tháng 9
Sứ Điệp:  Bí Quyết Của Sức Mạnh
Mục Sư Phạm Hồng Phú
Kinh Thánh:  Ê-Sai 40:31
“Nhưng ai trông đợi Đức Giê-Hô-Va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi.”

À! hơn sáu năm rồi, tôi rời Chicago sang Ohio, nơi không thấy bóng dáng người Việt thân thương, gia đình tôi đi lễ với Hội Thánh Hoa Kỳ, nên vấn đề Mục Sư Phú đề cập sáng hôm ấy tôi đã lâu chưa được nghe giảng lại… Để gầy dựng và mở mang Vương Quốc của Chúa cần có sực mạnh thuộc linh.  Vâng! Hẳn là thế rồi.  Nhưng để có sức mạnh thuộc linh, ta phải làm gì đây?  Tôi tin rằng sáng hôm đó con cái Chúa đã vui mừng trước sứ điệp được Chúa chọn Mục Sư Phú ban phát.  Mọi người điều sẽ ghi nhận, muốn có sức mạnh thuộc linh chúng ta phải dựa vào sức Chúa.  Trước khó khăn, chúng ta chạy đến với Chúa qua sự cầu nguyện, chứ không phải dùng thì giờ vốn quí hiếm trên đất tạm dung này để chạy đến với con người (con cái Chúa) để “nói hành, nói xấu lãnh sự Hội Thánh, chia rẽ, lôi kéo người này, người kia theo ý mình (ý riêng của con người chứ không phải ý Chúa!).

CHÁNH LỄ THỜ PHƯỢNG CHỦ NHẬT NGÀY 2 THÁNG 9
Sứ Điệp:  Mục Sư Lê Văn Thái
BÍ QUYẾT CỦA SỨC MẠNH
Câu Gốc: Giô Suê 1:9b
“Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng, vì Giê-Hô-Va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.”

Tôi rất tiếc đã không được trực tiếp nghe bài giảng này của Mục Sư Lê Văn Thái.  Tôi dù chỉ là khách mời tham dự, nhưng tôi đã nhường cơ hội này cho một chị em trong Chúa, thay thế cho chị việc vào làm phụ bếp cho chị…bếp trưởng Kim Quyên.  Song, tôi đã kịp trở lại cuối giờ thờ phượng để được ban Tiệc Thánh.

TIỆC THÁNH

Mỗi lần dự Tiệc Thánh, nhất là khi nốt nhạc vang lên “Tiệc Thánh Chúa ban mọi sứ đồ…” tôi không ngăn được dòng lệ từ sâu thẳm linh hồn mình trào tuôn.  Tôi Thương Chúa của tôi quá! Rồi, tôi xét lại mình, hình ảnh Thiên Chúa làm người, Ngài đã sống một đời sống Thánh Thiện, không hề phạm tội, thế nhưng Ngài đã phải chịu rủa sả, chịu đắng cay, chịu sỉ nhục, chịu đánh đập…rồi chịu thập hình, chỉ vì tội lỗi của chính tôi và bao nhiêu người khác, lòng tôi dội lên cơn đau nhói tim, bỗng thấy mình có tội với Chúa, bởi lắm lúc tôi đã để cuộc sống của đời này ảnh hưởng đến tôi, điều mà tôi luôn có lời hứa nguyện với Chúa rằng sẽ sống khôn ngoan và luôn làm theo Thánh Ý của Ngài, để mỗi ngày tôi được giống Chúa hơn!  Ăn bánh men, uống chén đắng ngày hôm đó, tôi đã tự dâng đời sống còn lại của mình chỉ phục vụ mục đích của Thiên Chúa mà Thôi!  Cầu xin Cha Từ Ái nhậm lời của tôi và làm thành ước nguyện duy nhất này của DC!  Amen!

Kinh Thánh:  I Cô-rinh-tô 11:23-29

‘Vả, tôi có nhận nơi Chúa đều tôi đã dạy cho anh em; ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Này là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều này để nhớ ta.  Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng:  Chén này là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm đều này để nhớ ta.  Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.  Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chèn của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và huyết của Chúa.  Vậy mỗi người phải tự xét lấu mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; vì người nào không phân biết thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình”.

Tôi đã  không dự được chương trình Đố Vui Kinh Thánh và trực tiếp tham dự chương trình truyền giảng BỔN PHẬN NGƯỜI NAM TRONG GIA ĐÌNH- do Mục Sư Lê Văn Thái chủ trì, BỔN PHẬN NGƯỜI NỮ TRONG GIA ĐÌNH- do Mục Sư Nguyễn Trường Cửu đảm trách,  vì tôi vừa trãi qua ca phẫu thuật điều trị căn bệnh phình động mạch não (Aneurysm) một tuần trước đó,  chị tôi nhắc nhở tôi cần một giấc ngủ để sáng sớm hôm sau tôi lái xe đưa gia đình về lại bang Ohio.

Kỳ trại khép lại  lúc 2:00 giờ chiều ngày Thứ Hai, ngày 3 tháng 9, 2012, nhưng chị em tôi rời trại lúc 6:00 Sáng.  Trở về Ohio, chị em tôi vui mừng bậc khóc, bởi cơ hội để được nghe một bài giảng Tiếng Việt sau bao nhiêu năm thờ phượng Thiên Chúa với Hội Thánh người Hoa Kỳ đã được thỏa mãn và tràn đầy Ân Phước.

Đôi Điều Cảm Nhận Riêng Mình.

Song, điều đáng tôn vinh và ca ngợi Thiên Chúa hơn cả là chúng tôi nhận biết chính mình là người Chúa chọn, và Chúa biệt riêng những người đặt hết lòng tin nơi Chúa nên Thánh, chính vì sự nhận thức rõ ràng ngay từ bài giảng mở đầu của Mục Sư Lê Văn Thái, chúng tôi mới thật sự hiểu và tiếp tục cuộc sống Thánh Khiết theo Thánh Ý của Ngài.  Tôi ban đầu có chút thất vọng về nguyện vọng và mục đích trong những câu hỏi về sự thắc mắc và bế tắc trong viêc giải quyết nan đề riêng mình…song, như Mục Sư Lê Văn Thái lặp đi lặp lại, “tình yêu thương nghĩa là tha thứ!” mà còn là “tha thứ suốt cả cuộc đời”  trừ phi “họ tự động bước ra khỏi đời sống mình và không được để họ ngụy biện biến mình thành kẻ mang Thiên Chúa lên thập giá đóng đinh một lần nữa”, lúc đó mình mới thật sự tự do và sự giải thoát đó Thiên Chúa mới cho phếp và chấp nhận.  Tôi không buồn và thất vọng nữa, chị em tôi chỉ muốn sống cho Chúa.  Cả cuộc đời tôi, tôi chưa hề có một sự đòi hỏi gì dù là nhỏ nhoi nhất ở bất kỳ ai ngoài lời khuyên thẳng thắn, góp ý chân tình về những điều gì đó nếu không thay đổi, con người ta sẽ làm khổ rất nhiều người, tồi tệ nhất là giết chết tuổi thơ của con trẻ.   Tôi mong rằng, những ai đã từng đày đọa tinh thần và thể xác tôi suốt một thời gian dài đăng đẳng, họ sớm buông tha cho tôi.  Còn bèn như ngược lại, thì tôi nghĩ, tôi cũng sẽ sống một cách lạc quan sau kỳ trại này, sự đọa đày ai đó đã cố tình giáng lên tôi suốt mười mấy năm xa xứ nó khủng khiếp đến mức mà không còn sự đọa đày nào khủng khiếp hơn thế nữa, nó hoàn toàn ngoài sức chịu đựng của một con người bằng da bằng thịt…Và bây giờ, tôi vẫn sống đó thôi, sống một cách ung dung tự tại trong sự bảo toàn của Thiên Chúa tôi!

Tôi đã giao phó những con người này cho Thiên Chúa.  Họ có trở lại làm người lương thiện như lúc ban đầu Thiên Chúa tạo ra họ hay không, có trở nên thánh khiết và xa lìa tội lỗi hay không, hoàn toàn không nhờ vào đức hy sinh, chịu đựng, nhịn nhục, nhân từ của tôi nữa mà rõ ràng, đó là việc chỉ Thiên Chúa mới có thể làm nếu họ thực sự tiếp nhận Cứu Chúa Giê-Xu vào đời sống họ thật sự (chứ không phải bằng lời nói hay sự phô bày bằng những việc làm dối trá trước Hội Thánh, và họ phải thật sự mời Thiên Chúa ngự vào lòng, để Ngài hoàn toàn tể trị họ, có như thế, họ mới có đủ niềm tin và sức mạnh mà xa lánh nổi trước những cám dỗ. Đồng thời, họ sẽ ý thực được, để xa lánh những cám dỗ, họ, chính bản thân họ phải tìm và nối kết với những người hoặc những nhóm người tốt, nhất là những người trong gia đình Thiên Chúa, để họ nhanh chóng xa lìa lối sống bệnh hoạn, ích kỷ và đầy tội lỗi.  Nếu họ đến gần với Chúa, họ nhất định sẽ đắc thắng tất cả.  Tôi quả quyết như thế! 

Đối những những người tôi trình dâng lên cho Thiên Chúa trong đợt trại này, ngoài sự cầu nguyện tha thiết cho họ ngày và đêm, tôi không muốn quan tâm họ nữa như tôi từng quan tâm, bởi bên tôi, còn nhiều người không hề làm tổn thương tôi dù chỉ một lần thôi, không ít không số họ luôn mang đến cho tôi nụ cười, đang rất cần đến tôi, từ vật chất lẫn tinh thần.  Tôi chọn làm điều hữu ích cho con người, không phận biệt ruột thịt hay xa lạ, bởi vì, trong Chúa, mỗi một con người điều là anh chị em với nhau trong ngày gặp lại Thiên Chúa.

…Và với bao nhiêu là dấu hiệu được Thiên Chúa mặc khải trước trong Kinh Thánh Tân Ước, sách Khải Huyền, đang lần lược xảy ra trên toàn thế giới, Thiên Chúa đã mặc khải đích danh tên tuổi, địa danh, ngày giờ từng sự kiện một cách rõ ràng chính xác từ hơn hai ngàn năm trước, bây giờ đã và đang xảy ra, thì cái ngày tôi được gặp lại Thiên Chúa không còn xa nữa.

Dù cho ai đó chỉ nghe rặc lời ngụy biện dối trá của một người đàn ông mà cho rằng tôi là kẻ TỰ TÔN bản thân mình, tôi TỰ ĐÁNH BÓNG bản thân mình (để làm cái giống gì nhỉ!?) thì cũng không thay đổi thái độ thẳng thắn và cương trực của tôi.  Tôi không hề cảm thấy hổ thẹn khi tuyên xưng với mọi người rằng, tôi yêu Chúa Tôi, và Ngài là SỨC MẠNH trong tôi, không ai được phếp đánh gục tôi một lần nữa.   Tôi xấu, tôi tồi, tôi giả hình, tôi là Quỷ Satan như lời cô bạn tôi từng quí trọng và nâng đỡ, giải thoát cho cô ta ra khỏi đời sống tội lỗi với người đàn ông Công Giáo ngoài hôn thú (nhưng bây giờ thì tôi không để cô ta có cơ hội hại tôi nữa) cô tuyên bố với nhiều người, điều đó không làm tôi đau, tôi gục ngã nữa.  Tôi đã đứng dậy sau những bạo bệnh, thì tôi sẽ mạnh mẽ đạp lên những đố kỵ, hèn hạ kia mà đi.  Đi trên con đường chánh tín, không hề nao lòng.   Họ, những kẻ tự cho mình ăn học (lề đường, góc chợ, tiệm móng chân móng tay, đạo đức (giả), giáo viên (chuyên hút máu phụ huynh nghèo)  khủng bố, và làm nhục tôi theo chỉ đạo của một người (một người duy nhất), nhất định sẽ chuốt lấy những thảm hại cho riêng mình, và tôi tin, thảm hại gấp mười lần hơn những gì họ cố tình mang đến cho tôi.  Đó là điều chắc chắn.

Tôi tha thứ và quên đi.  Nhưng trong lúc này, nhất là lúc tôi dùng thời gian 40 ngày tiếp theo kiêng ăn cầu nguyện cho nhu cầu của nước Mỹ trước bầu cử đầu tháng 11 sắp tới (do hệ thống phát thanh Tin Lành trên toàn quốc Hoa Kỳ, và my home Church-Northwest Bible Church kêu gọi, quê hương thứ hai đã cưu mang tôi và cho tôi cái tự do trãi nghiệm cuộc sống, cái tự do mà tôi không hề có trên quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.  Có thể nói một cách chính xác nhất là “Tự Do” trên quê hương tôi đã bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 30 Tháng Tư, năm 1975), thì đối với những người tôi quyết định tha một lần rồi thôi này, tôi tạm thời không tiếp nhận họ lúc này.  Một ngày nào đó, họ sẽ hối hận và tôi tin chắc, họ sẽ có được cái can đảm Thiên Chúa ban cho mà không còn mặc cảm nói với tôi một câu xin lỗi.  Điều này tôi không cần, nhưng họ nói câu xin lỗi tôi chân thành là làm cho chính họ, tháo gỡ cái xiềng xích khóa trái họ với mặc cảm của tội lỗi, để họ sống an nhiên trong tương lai.  Phần tôi, tôi không cần vì tôi luôn tha thứ cho họ sau mỗi lần họ làm tổn thương tôi.  Hơn bao giờ hết, tôi biết, tha thứ cho người khác còn là bổn phận của tôi đối với Thiên Chúa và giải phóng mình ra khỏi những oan khiêng để tôi sống bình yên đúng nghĩa.

Chưa bao giờ tôi thấy tôi mạnh mẽ về tinh thần như lúc này.  Chính vì thế, tôi sẽ có đủ sức mạnh và lòng tin, dùng lời của Thiên Chúa đánh bại những kẻ chuyên ngụy biện, chụp mũ tôi để TỰ TÔN VÀ ĐÁNH BÓNG chính họ với mọi người, cốt để che đậy tội lỗi và hành vi đày đọa tôi suốt một thời gian dài.  Nếu tôi tiếp tục để họ làm điều này trên đời sống tôi, tôi lại thêm một lần nữa mang chính người Mẹ Thiên Thần của riêng tôi và chính Thiên Chúa tôi lên thập tự và đóng đinh họ thêm một lần nữa.

KHÔNG!  Cậy ơn Thiên Chúa, TÔI NHẤT ĐỊNH KHÔNG ĐỂ ĐIỀU NÀY XẢY RA THÊM MỘT LẦN NỮA.

Tường Trình và viết lời chia sẻ tại Niagara Falls, Canada. 
Tuliphantragiang 

 

Nhãn: