RSS

Category Archives: Tùy Bút

Tùy Bút của tôi hoàn toàn là những ghi nhận chân thật, phản ánh nhân sinh quan và tư tưởng sống của cá nhân tôi.

TA PHẢI SỐNG!

SONY DSC
Tulip Châu Sa

***NẾU TA KHÔNG GIẾT CHẾT QUÁ KHỨ BẨN THỈU ĐÓ THÌ NÓ SẼ KHÔNG ĐỂ CHO TA SỐNG***

012

Ta đã BỊ NÉM ĐÁ từ người đó QUÁ NHIỀU
Ta đã chịu đựng những lời nói VU OAN GIÁ HOẠ từ người đó QUÁ NHIỀU
Ta đã cho người đó QUÁ NHIỀU CƠ HỘI ĐỂ ĂN NĂN

K

Và cuối cùng thì…Ta đã phung phí thời gian vàng ngọc và tuổi thanh xuân đẹp nhứt đời người của mình trên con người vừa bội bạc vừa tồi tệ, tệ đến mức không bút sách nào ghi chép lại trọn vẹn được.
Nhưng ta đã GIẾT CHẾT cái quá khứ bẩn thỉu đó và chôn nó vào hố rác…Và bây giờ, trước mặt ta chỉ còn là ÁNH DƯƠNG ĐANG SOI…Sẽ có lúc mây mù kéo tới che đi ÁNH SÁNG ẤY, NHƯNG TA TUYỆT ĐỐI TIN VỚI ĐỨC TIN VÀO CỨU CHÚA, TA SẼ ĐI XUYÊN QUA NÓ CÁCH NGOẠN MỤC!!!

 

Thank You For Your Prayers! Xin Tri Ân!


DC9

Tulip Châu Sa

Anh chị em yêu quí!

Tạ ơn Chúa Hằng Sống Đời Đời!  Lời Ngài là Khuôn Vàng Thước Ngọc!  Tôi lắng nghe Tiếng Ngài qua từng lời cầu nguyện của anh chị em, lòng trào dâng cảm xúc, nghẹn ngào và trái tim vỡ òa ra nhiều tâm trạng khó tả, phần nhiều là vui, vì tôi biết trong hoạn nạn tôi, anh chị em trong gia đình của Chúa quan tâm, lo lắng, cầu thay cho tôi!  Xin TẠ ƠN CHÚA và xin chân thành cảm ơn thời gian và trái tim yêu thương của quí anh chị em!

Riêng phần tôi, cũng qua những lời cầu thay và thăm hỏi, tôi học được bài học rất lớn về ĐỨC TIN!  Từ lâu, tâm hồn tôi bệnh hoạn, thân thể tôi rã rời, hai điều này đôi lúc ảnh hưởng đến Tâm Linh Tôi.  Đã có lúc tôi muốn buông bỏ, vì biết mình không đủ sức gìn giữ Luật Pháp Chúa khi phải sống và hầu hạ người thế gian không Tin Kính Chúa!  Bởi thế, đã không ít hơn 4 lần trong hơn 14 năm nặng nề trôi qua, khi Tâm Linh yếu đuối và đau đớn tột độ vì không thoát được vũng tối đầy tội lỗi, tôi đã từng nghĩ đến : Chết là được lợi vì được về nước Thiên Đàng, dĩ nhiên điều tôi nghĩ đó chỉ khiến Linh Hồn tôi không có cơ hội về đến Thiên Đàng để mà ứng hầu chờ Cha Thiên Thượng phán xét, nó chỉ đi thẳng xuống địa ngục.  Bởi vì, đó chính là lời nói của Satan xúi giục, Satan muốn dùng tôi để làm nhục Chúa, làm lu mờ đi Hình Ảnh Sáng Ngời HY VỌNG của Cứu Chúa Jesus trong trái tim tôi!

Qua những cú sốc liên tục và nặng nề nhất từ Mùa Hè năm 2010 đến nay, lần này đây, Đức Thánh Linh đã phán cho tôi nghe, Chúa sẽ không trách tội tôi nếu tôi quyết tâm xa lánh cuộc sống chung đụng với người thế gian, để tôi tự do, phụng sự Ngài và sống trọn vẹn cho Ngài.  Tôi quả quyết thế, vì Lời Vàng Ngọc của Ngài được chép trong sách Ma-thi-ơ 19:9 và trong I Cô-rinh-tô 7:15.  Tôi sẽ không đắc tội cùng Chúa, và chắc chắn Ngài không trách tội tôi, nhưng Ngài sẽ mang tôi đến nơi Bình An Thánh Thiện của Ngài như Ngài hứa trong I Cô-rinh-tô 7:15. Đáng nguyền rủa thay Satan quỉ dữ, nó cứ muốn ném bùn vào mặt tôi, ném tội lỗi vào tôi.  Nó làm sao thoát được tội ác của nó trước ĐẤNG ĐANG GÌN GIỮ VÀ YÊU THƯƠNG TÔI!!!

Xin quí anh chị em giúp tôi đủ nghị lực để cắt bỏ khối ung thư đã hủy hoại hoàn toàn tâm hồn và thân thể tôi, giờ đây nó đang dần hủy hoại đến Tâm Linh tôi!  Tôi muốn sống để phụng sự Chúa một cách Thánh Khiết như lòng tôi khao khát!  Xin hãy cầu thay cho tôi.  Tôi thành thật cảm kích tình yêu thương của anh chị em dành cho tôi.  Nguyện xin Chúa ban phước lại cho quí anh chị em yêu quí của tôi! Amen!

Thú thật, tôi vô cùng đau đớn khi đọc thông điệp của Mục Sư Trạm Trưởng, lòng tôi như muối xát vào vết thương âm ỉ suốt 14 năm dài đăng đẳng khi tôi nhận ra tôi đã khiến người anh em mình đau buồn vì thái độ của tôi đôi với Chúa.  Cố nhiên, người đau buồn nhất về thái độ của tôi chính là Cứu Chúa Jesus!  Thông điệp của Mục Sư Ân như một lời nhắc nhở đúng lúc của Chúa đã dành cho riêng hoàn cảnh của tôi! Tôi không biết dùng lời gì để Tạ ơn Chúa, chỉ biết, như tôi vẫn thường làm là nguyện dâng trọn đời, trọn trái tim tôi lên cho Ngài từ nay và mãi mãi!!!  Một lần nữa, Xin tạ ơn Chúa! xin gởi lời tri ân đến tất cả quí Mục Sư, quí anh chị em và bè bạn đã quan tâm, hỏi thăm, và dành thời gian cầu thay cho tôi!  Nguyện xin Thiên Chúa Xức Dầu và Chúc Phước trên mỗi công việc quí Mục Sư và quí anh chị em đang nổ lực thực hiện theo chương trình của Chúa!

Tôi vô cùng yêu quí anh chị em!

Trong Tình Yêu Chúa Vô Biên,
Phan Diễm Châu Hts

 

Nghĩ Đến Anh!


DC9
Tulip Châu Sa

Từ hôm hay tin Anh ra đi, tôi thấy mình thẩn thờ.  Vào văn phòng tinh thần lơ lửng, nghĩ đến Anh.  Cho đến phút này, tôi cũng chẳng thể nào tập trung làm việc nổi, thế mới biết sức ảnh hưởng của một con người đạo hạnh mạnh đến thế nào. Tôi không dám hình dung đến người thân và bạn hữu của Anh vào lúc này, những con người từng sát cánh bên Anh, từng được Anh động viên, nâng đỡ tinh thần và cùng làm việc với Anh… Không dám nghĩ vì tôi rất hiểu nỗi đau trong lòng họ trước sự thật họ không muốn chấp nhận rằng, Việt Dzũng đã về Thiên Quốc!

viet-2-8966

Tôi chưa bao giờ gặp Anh,  Anh với tôi là hai người xa lạ.  Tôi ngưỡng một Anh về mọi việc Anh làm.  Có lẽ, điều khiến tôi nghĩ đến Anh nhiều nhất là Tinh Thần Tranh Đấu không ngừng nghĩ (kể cả khi anh đau ốm) cho Tự Do sớm trở về trên quê hương Xứ Việt.  Việt Dzũng ơi!  Tôi khóc Anh hay tôi đang khóc cho hàng triệu con người đang hốt hoảng trước tin Anh ra đi, những con người mà Anh đã vì họ tận hiến cả cuộc đời mình và bây giờ Anh rời khỏi hàng ngũ tiên phong trong khi cuộc tranh đấu đang đến hồi quyết liệt nhất để đi đến thắng lợi mà Anh hằng mơ ước cho dân tộc Da Vàng…

Không! Anh không chết đâu Anh!  Anh chỉ ngủ yên trong cánh tay yêu thương của Chúa.  Di sản Tinh Thần mà Anh để lại cho đời sẽ sống mãi trong triệu triệu trái tim đang tiếc thương Anh.  Anh chỉ đang đi vào một giấc ngủ dài, Anh chỉ nhường lại những công việc Anh đang làm cho thế hệ tiếp nối theo Tinh Thần Vì Tự Do cho dân tộc Da Vàng, phải không Anh!?  Việt Dzũng thương yêu ơi, Anh đã hoàn thành cuộc đua xuất sắc, Anh đã chiến thắng vẻ vang qua sự đấu tranh lặng lẽ trước những đòn tấn công độc hiểm của những kẻ gọi Anh là “kẻ thù”.  Tôi hy vọng và tin chắc rằng thế hệ trẻ sẽ tiếp nối cầm ngọn cờ chiến thắng Anh mang về mà bươn về phía trước, xin Anh hãy yên lòng và ngủ ngoan trong tay Chúa!

Airborne_Certificate2Ca khúc Một Chút Quà Cho Quê Hương Do Nam Ca Nhạc Sĩ, Nhà Báo, Xướng Ngôn Viên Phát Thanh và Truyền Hình, người hướng dẫn chương trình Ca Nhạc Kịch, người Đấu Tranh Cho Tự Do Việt Dzũng đã sáng tác 1978 khi Anh còn đang sinh hoạt trong ban nhạc Đồng Quê với một người bạn Mỹ.

Nguyện xin Thiên Binh và Thiên Sứ của Chúa tiếp rước Linh Hồn người con yêu của Dân Tộc Việt Nam, Con Chim Đầu Đàn của phong trào tranh đấu cho Tự Do tìm đường trở về với đất nước Việt Nam thân yêu về Nước Vĩnh Sanh!

 

Thanks God For the Better Plan


DC9
Tulip Châu Sa

Thanks God! I won’t able to come to Christmas dinner with my Surgery Team at Ohio Skin Cancer Institute because I just found out from email my daughter has Mandatory Reffing Clinic at Ultimate Sports Center Friday, December 13, 7:00 – 9:00 pm. 

Well, my daughter’s need is more important than…gain weight activity event of mine.  I thought I will be missed all the experienced knowledge “talks” with colleagues related to my career, but, thanks God there is another invitation coming today and I like to join with this event better.  I believe I can provide some good information for students at Everest again this year.  Also, I will learn many good and new things from all professors and doctors at the Meeting. 

On that day, my Son, Calvin has music private lesson till 5:00 PM, I still can come to Advisory Board Meeting on time.  Blessed! God is good and everything is always perfect in HIS PLAN for those who obey HIM and keep His Commandments!

Invitation for Advisory Board Meeting
Tuesday Dec 17, 2013
from 6:00pm to 8:30pm

 Dear Chau,

It is our great pleasure to inform you that our Winter 2013 Everest Institute Advisory Board meeting will be held at:

Hickory House
550 Office center Drive
Gahanna, Ohio 43230

At Everest, we are constantly striving to improve the education we provide to our students.  As a respected
member of the local Allied Health and business community, your input is greatly valued. Your attendance would be greatly appreciated.

The Everest Institute Advisory Board Meeting begins at 6:00 pm sharp and continues until 8:30 pm. Dinner and beverages will be provided at the meeting.

Should you have any questions please contact Mrs. Somers at 614-322-3414.

From: Somers, Jeanette [mailto:JKinser@cci.edu]
Sent: Wednesday, December 11, 2013 2:43 PM
To: OSCI Billing
Subject: PAC Meeting

Excellent! It will be a pleasure to see you again Chau.

Jeannette Somers
Account Representative
Everest Institute
614-322-3414 ext. 254
Fax 614-386-5366

jkinser@cci.edu

This e-mail and any files transmitted with it contains information from Corinthian Colleges, Inc. that is confidential. Employees are reminded of their obligations regarding confidentiality and trade secrets as stated in the Employee Handbook and CCi policies. If you are not the intended recipient, you must not disseminate, distribute or copy this e-mail. We respectfully demand that you notify the sender immediately by e-mail if you have received this e-mail in error and permanently delete this e-mail from your system. If you are not the intended recipient, you are notified that disclosing, copying, distributing or taking any action in reliance on the contents of this information is strictly prohibited, will cause damage to CCi and may result in legal liability.

 

Kể Chuyện Thi Thi


DC9

Tulip Châu Sa

Dear Tiểu Thảo,

Tối qua, về nhà đưa Thi đi luyện tập bóng chuyền từ 7 giờ đến 9 giờ.  Nhưng mãi đến 9h 25 mình và con gái mới rời khỏi Club bóng chuyền vì cuộc họp với huấn luyện viên trưởng kéo dài…hơn dự tính.  Mình vui vì con bé ngay ngày đầu tiên đã được huấn luyện viên chọn (cùng 2 bé khác trong số 33 vận động viên) để lên level cao hơn.  Thi Thi vui lắm.  Huấn luyện viên trưởng rất nghiêm túc trong vai trò của mình.  Ông hỏi mình “cô biết vì sao tôi nhận tiền lệ phí quá cao không?”, chẳng đợi mình kịp nghĩ, ông bảo “vì tôi cần tiền để đầu tư vào con của cô”.  Ông đúng là một huấn luyện viên có tài và có tâm và đặt hết trái tim ông vào việc huấn luyện tụi nhóc.  Sau khi ông thuyết…giảng, mình cũng hỏi lại ông một câu (cho…lại vốn..hahaha), “Thưa huấn luyện viên, ông có biết vì sao tôi quyết tâm đầu tư thì giờ và tiền bạc vào con gái tôi qua môn thể thao này không!?”.  Mình cũng chẳng đợi ông kịp nghĩ ngợi…ca luôn một bài…

“Trước tiên, tôi muốn nói ngay, sau khi nghe ông trình bày các luật lệ, điều khoảng và nội qui ông sẽ áp dụng và bắt buột con gái tôi phải tuân theo, tôi vui mừng vì điều tôi lo lắng đã tan biến cả rồi.  Tôi không đưa con tôi đến đây để mong nó thành vận động viên nổi tiếng tài giỏi hay bất cứ điều gì tương tự thế.  Tôi cho rằng, vào các đội bóng chuyên nghiệp như thế này, con tôi không chỉ có học và luyện về kỹ thuật để trở thành một vận động viên bóng chuyền giỏi, tốt cho sức khỏe của nó, và có thể nếu nó đam mê theo đuổi môn thể thao này, nó có thể tìm nguồn tài trợ học bổng cho chương trình Đại Học về sau của nó.  Song, đối với một người mẹ đơn phương vừa làm việc vừa nuôi dạy con trong cái xã hội Mỹ đang tuột dốc về đạo đức và lòng tin này, tôi muốn con gái tôi được tôi luyện về kỹ cương phếp tắc, lòng tự tin ở bản thân và khả năng sinh tồn một cách vừa độc lập vừa tuân thủ theo những nguyên tắc chung theo kiểu đồng đội như khi nó bước vào trận đấu, nó cần tận hết khả năng riêng của nó, song, nó cũng cần phải manh động liên kết với đồng đội để nó có thể là người chiến thắng bằng chính khả năng mình, nhưng chiến thắng của nó không mang lại cho nó cảm giác lẻ loi.  Chiến thắng của đồng đội cũng là chiến thắng của riêng bản thân nó.  Tóm lại, tôi muốn qua kỷ luật nghiêm ngặt của Club, con tôi sẽ trở nên nhạy bén trên mọi phương diện và trở thành người có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, sau này nó sẽ sống độc lập bằng lòng tự tin, tôi nghĩ, cuộc đời nó sẽ khác đi theo hướng tốt nhất sau khi nó rời khỏi nơi này!”

Hahaha…thế là 1 điều Tiểu Thảo ạ!  ông nghe mình…đòi hỏi cũng có lý nên rất tán thành.  Cuối cùng thì ông kết luận, để đạt được điều cô mong muốn, chúng tôi cần cô hợp tác.  Chắc chắn rồi.  May mà bé Thi bỏ ý định vào đội Cheer Leading, lỡ con bé vào đó thì..kẹt lắm.  Ông này bảo ông chỉ cho phếp nghỉ luyện tập khi có sự kiện quan trọng ở trường, như tham gia thi đấu ở trường, hay biểu diễn nhạc giao hưởng trùng ngày giờ, còn Cheer Leading ông không xem đó là môn thể thao hay bất cứ hoạt động gì hữu ích, nghĩ luyện tập vì lý do này ông sẽ  tính vắng mặt không lý do.  Đi học về phải làm bài tập ngay, nghỉ vì phải làm bài tập ông cũng tính vắng mặt không lý do, mỗi lần nghĩ trở vào điều nhận một hình phạt nhẹ, như ngồi ngoài không được luyện tập và thi đấu, nghĩ 6 buổi trong hai mùa bóng ông sẽ remove khỏi Club của ông và không bao giờ nhận trở lại vớ một record tồi như vậy…Nói chung, mình “kết” bản lĩnh và phép tắc của ông, ông hoạt bát năng động và SIÊNG NĂNG.  Mình cực ghét thói lười, lười đẻ ra loài hay ngụy biện và suy diễn, cuối cùng là đi đến đổ tội cho người khác vì thói lười chảy thây của mình.  Mình cực ghét vì từng là nạn nhân của những kẻ lười.

Mình hỏi Thi nhà của cô bạn cùng được chọn lên đội bóng giỏi hơn hôm nay ở đâu để mình chủ động liên lạc phụ huynh của cháu phòng khi có chuyện khẩn phải lo cho Chương mình nhờ bố mẹ bạn của Thi (Thêm vào đó Thứ Tư là ngày mình học lớp Kinh Thánh ở nhà thờ, trùng với ngày giờ luyện tập của Thi Thi- đầu năm lớp mở lại, tới lúc đó mình lại nghĩ cách làm thế nào con có thể đến Club luyện tập mà mẹ cũng có thể ngồi ở Thánh Đường học Kinh Thánh!).  May mắn là bố của cháu bé ở gần nhà thờ mẹ con mình đi về hàng tuần.  Anh ý khoe mới mình, 5 đứa con đứa nào cũng giỏi thể thao, vợ chồng anh đầu tư cho các cháu rất nhiều, giờ các anh chị của bạn Thi Thi điều đang chơi trong các đội thể thao chuyên nghiệp từ bật đại học xuống Middle school.  Anh ý còn khoe vợ ở nhà, dù không đi làm nhưng rất bận rộn với việc nội trợ và chăm sóc gia đình, vì thế, việc giúp tụi nhóc học thêm ngoài giờ một tay anh đảm trách cả.  Mình thấy Thi ngồi lóng tai nghe, mình chuyển sang chuyện khác.  Hôm nào mình nhờ Thi xin số điện thoại của Mẹ cháu bé bạn Thi để tiện liên lạc khi cần nhờ đỡ.  Mình cũng có thể giúp đưa đón cháu bé khi họ cần, giúp qua, giúp lại khi mình cần nhau.  Xem ra, theo “nghiêm luật” của huấn luyện viên trưởng, Thi Thi phải thay đổi hoàn toàn cách sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi rồi dì Tiểu Thảo… Chẳng khác nào như vào…quân trường.  Song, ở tuổi này rất cần phải thế.  Ở nhà mẹ dạy không nghe, vào…quân trường dễ gì mà bị tha khi Thi Thi phạm luật.  Tạm lo được một mối.  Chừng nào gặp khó khăn nữa thì nghĩ tiếp.  Giờ để cho đầu óc thảnh thơi mần việc, kiếm tiền để hai đứa nhỏ ấm tấm thân và no cái bụng.   Chúc Dì một đêm ngủ…ngoan bên em Pat nha!!! 🙂

 

Buồn Thay…


DC9

Tulip Châu Sa

Gần hai tiếng đồng hồ, mình làm việc với hãng bảo hiểm Anthem, nhân viên của họ hầu hết là…(tuyển) mới liên tục, cô nhân viên Jennifer gần như không hiểu hết những công việc cô đang thụ lý.  Mình phải chờ đợi quá lâu mà không có câu trả lời xác đáng…chóng mặt vì cứ bị cô put on hold rồi “sorry” vì không tìm ra nguồn tin xác thực.  Mình phải cúp máy, gọi lại để mong phếp…lạ xảy ra gặp được người nhân viên…cũ hơn, cuối cùng thì Chúa đã  giúp mình, chỉ không quá 5 phút, những điều cần biết được Cô Joy giải thích và cung cấp đầy đủ.  Trước khi hang up cuộc gọi, mình yêu cầu cô Joy cho mình gặp Supervisor hay Manager của cô.  Joy thảng thốt:

–  Cô không hài lòng ở tôi việc gì thế!?

–  Lý do nào khiến cô nghĩ tôi không hài lòng về cô?.  Mình hỏi lại Joy.

Vài giây yên lặng, Joy giải thích:

– Ah, không…tại vì cô Jennifer đã khiến cô thất vọng…nên… tôi nghĩ có lẽ tôi cũng…

Mình cắt ngang.

–  Cô phải tự tin ở mình chứ, Joy!  Cho tôi gặp chủ của cô đi, tôi không muốn làm mất nhiều thời gian làm việc của cô đâu. Xin làm ơn!

– Vâng! cô đợi cho vài giây.

– Cảm ơn cô, Joy!

Thế là, mình đã nói chuyện với Manager của cô về cô.  Mình bảo rằng, mình rất hài lòng với khả năng và phong cách làm việc của  Joy.  Cô ấy đáng được ghi nhận sự cảm kích của mình và mình muốn chủ của Joy cần phải biết điều đó về cô.

tutin

Vì sao thế nhỉ!?  Xã hội bây giờ…không lẽ chỉ toàn những điều xấu!?  Tâm lý của nhân viên làm việc bây giờ không lẽ ai cũng thiếu tự tin ở bản thân và cứ lo lắng kiểu như Joy hôm nay? Càng nghĩ, càng thấy xót xa làm sao ấy mà mình không thể giải thích…Cuộc sống có quá nhiều điều khiến con người bây giờ, nhất là đối với phụ nữ, họ luôn phải sống chung với trầm uất (major depression), lo âu (anxiety), phiền muộn (Malaise) và mỏi mệt (Fatigue-đối vớ phụ nữ sắp mãn kinh)…  Lòng tự tin của con người bị đè bẹp dưới những thứ nghiệt ngã do chính xã hội này tạo ra, và biểu hiện của Joy hôm nay là một hệ lụy.

Đâu rồi nếp sống lành mạnh của người dân Hoa Kỳ thập niên 60s, 70s!?

Nguyền xin Chúa thức tỉnh người dân Hoa Kỳ, trở lại nếp sống lành mạnh TIN KÍNH CHÚA mà thế hệ cha ông của họ đã hết lòng gìn giữ và lưu truyền.  Có như vậy xã hội này mới bớt đi những cô Joy!

Ghi vội lại điều này, mình nghĩ lại mình, có thể, nếu trước đó mình không gặp Jennifer mà là Joy thì mình đã không cảm kích Joy và đã không yêu cầu Joy cho mình gặp chủ của cô để nói với chủ của cô vài câu cảm kích vừa rồi…Thì ra, chính mình cũng thấy mình bất ổn khi phải sống và làm việc trong guồng máy không thực sự điều khiển bởi ĐỨC CHÚA TRỜI như trong HIẾN PHÁP HOA KỲ ĐÃ GHI RÕ : “ONE NATION UNDER GOD!” (“I shall not have lived in vain”- Thomas Jefferson-Người đầu tiên soạn thảo Hiến Pháp Hoa Kỳ).  Ôi! Buồn thay!

 

Delta Flight 15- NGHĨA CỬ ĐẸP QUANH BIẾN CỐ KHÔNG TẶC 911


me 9
Tulip Châu Sa

Delta Flight 15
By:  Flight Attendant Jerry Brown

Please Read This Fantastic and Inspirational Article In English Here

CHUYẾN BAY DELTA 15
Bởi: Chiêu Đãi Viên Jerry Brown
Tulip Chuyển Ngữ

Đã gần 12 năm trôi qua kể từ biến cố 9/11.  Vào một buổi sáng Thứ Ba, ngày 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Phi Trường Quốc Tế Frankfurt (Đức Quốc) khoảng 5 tiếng đồng hồ và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.

Thình lình, tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu hành khách vén lên, lập tức tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng.

Vừa bước vào buồng lái, tôi để ý nhận thấy ngay mức độ nghiêm trọng biểu lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản tin vừa in ra từ văn phòng chính của hãng Hàng Không Delta Atlanta, thông điệp gởi đến chỉ vỏn vẹn câu: “Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều bị cấm. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất.  Hãy thông báo điểm đáp.”

Không ai nói thêm một lời nào cho tôi biết điều này nghĩa là gì. Chúng tôi biết đây là một tình huống nghiêm trọng mà chúng tôi cần phải tìm đất liền để hạ cánh ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland cách vị trí đang bay 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi đường bay, lập tức được chấp thuận họ không cần hỏi lý do. Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không chút do dự.

Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hành động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc.

Chúng tôi quyết định NÓI DỐI với hành khách trong khi chúng tôi vẫn còn ở trên không. Chúng tôi nói với họ rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất ở Gander, Newfoundland để kiểm tra.

Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh ở Gander. Có nhiều hành khách phàn nàn, nhưng điều đó không có gì là lạ. Bốn mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh xuống Gander. Giờ địa phương lúc bấy giờ tại Gander là 12:30 PM tức là 11:00 AM New York.

Khi chúng tôi đáp xuống thì đã có khoảng 20 máy bay khác cũng đã đáp xuống, họ đến từ khắp nơi trên thế giới và cũng đã phải chọn lối đi vòng này trên đường đến Hoa Kỳ.

Sau khi chúng tôi đã hạ cánh an toàn trên phi đạo chờ lệnh mới, phi công trưởng thông báo như sau: “Thưa quý vị, chắc quí vị đang thắc mắc rằng phải chăng tất cả các máy bay xung quanh chúng ta cũng đang có vấn đề trục trặc về cơ khí tương tự như chúng ta.  Không, thật ra chúng ta đang ở đây vì một lý do khác.” Sau đó, ông tiếp tục giải thích thêm đôi chút cho chúng tôi biết về tình hình tại Hoa Kỳ. Có những tiếng thở hổn hển ồ to lên và những ánh mắt nhìn hoài nghi thảng thốt.  Phi công trưởng thông báo cho hành khách biết rằng giới hữu trách của phi trường Gander bảo chúng tôi giữ yên tại chỗ.

Bấy giờ, trách nhiệm và quyền quyết định về tình trạng của chúng tôi tùy thuộc ở chính phủ Canada và lệnh của họ là không ai được ra khỏi máy bay, đồng thời cũng không ai ở dưới đất được phép đến gần bất kỳ phi cơ nào.  Chỉ có cảnh sát sân bay cứ lâu lâu lại đến dòm ngó chúng tôi một lúc,  sau đó đi qua các máy bay khác. Trong khoảng một giờ đồng hồ kế tiếp, thêm nhiều máy bay hạ cánh và sau cùng Gander tiếp nhận tất cả là 53 máy bay từ khắp nơi trên thế giới, 27 chiếc trong số đó là phi cơ hàng không thương mại của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, những tin tức bắt đầu phát ra trên hệ thống âm thanh của phi cơ. Lần đầu tiên chúng tôi được biết các phi cơ bị không tặc đã đâm vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới ở New York và vào Ngũ Giác Đài trong vùng Washington, DC. Mọi người cố gắng dùng điện thoại di động của họ, nhưng không thể kết nối vì hệ thống truyền sóng ở Canada khác với Hoa Kỳ.  Một số người gọi thông, nhưng chỉ có thể kết nối với tổng đài ở Canada và họ cho biết rằng các làn sóng nối kết vào đất Hoa Kỳ đã bị chặn hoặc bị nghẹt.

Khoảng vào buổi tối trong ngày, tin tức cho chúng tôi biết rằng hai tòa cao ốc Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới đã sụp đổ và chiếc phi cơ thứ tư bị không tặc đã đâm xuống đất. Bấy giờ hành khách đều kiệt sức về thể chất lẫn cảm xúc, nhưng họ không lộ nỗi sợ hãi, tất cả mọi người đều bình tĩnh đáng kinh ngạc.  Chúng tôi chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ là nhìn thấy 52 phi cơ bị lạc khác để nhận ra rằng chúng tôi không phải là những người duy nhất trong tình trạng khó khăn này.

Trước đó chúng tôi được thông báo rằng họ sẽ cho phép từng máy bay một cho hành khách lần lượt ra khỏi máy bay. Lúc 6 giờ chiều, nhân viên Phi Trường Gander nói với chúng tôi rằng  phiên chúng tôi được phép rời phi cơ sẽ là 11 giờ sáng hôm sau. Hành khách không hài lòng tí nào, nhưng họ cũng buông xuôi chấp nhận tin không vui này mà không phản đối ồn ào; họ bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng để ở qua đêm trên máy bay.

Gander hứa với chúng tôi sẽ chăm sóc y tế khi cần thiết, nước, và dịch vụ vệ sinh. Và họ đã giữ lời. May mắn thay chúng tôi không có tình huống y tế nào phải lo lắng. Chúng tôi có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần. Chúng tôi đã chăm sóc rất chu đáo cho thai phụ đó. Đêm đã trôi qua không gặp biến cố nào ngoại trừ sự xếp đặt chỗ ngủ không được thoải mái.

gander

Hành khách lỡ đường tại phi trường quốc tế Gander, Canada 9/11/2001

Khoảng 10giờ 30 sáng ngày 12, một đoàn xe buýt trường học chạy đến. Chúng tôi ra khỏi máy bay và được đưa đến nhà ga, nơi chúng tôi phải thông qua thủ tục nhập cảnh và quan thuế, sau đó phải ghi danh với Hội Hồng Thập Tự.

Sau đó chúng tôi (phi hành đoàn) được tách ra khỏi đám đông hành khách và được xe van đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của chúng tôi được đưa đi đâu. Nhân viên của Hội Hồng Thập Tự cho chúng tôi biết rằng thị trấn Gander có dân số khoảng 10.400 người và họ đang có khoảng 10.500 hành khách phải chăm sóc từ tất cả các máy bay đã buộc phải đáp xuống Gander! Họ bảo chúng tôi hãy yên tâm nghỉ ngơi tại khách sạn và họ sẽ liên lạc khi các phi trường Hoa Kỳ mở và hoạt động trở lại, nhưng chắc là phải mất một thời gian.

Chỉ khi chúng tôi đến khách sạn và bật Truyền Hình lên, chúng tôi mới biết hết toàn bộ cuộc tấn công khủng bố ở quê nhà (Hoa Kỳ), 24 giờ sau khi nó bắt đầu diễn ra.

Trong lúc đó, chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh rỗi và nhận thấy rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là “người máy bay.” Chúng tôi tận hưởng và đón nhận tính hiếu khách của họ, khám phá thị trấn Gander, thực sự chúng tôi đã được trải qua một khoảng thời gian khá tốt đẹp ở nơi đây.

Hai ngày sau, chúng tôi nhận được điện thoại thông báo chúng tôi được đưa trở lại sân bay. Trên máy bay, chúng tôi đoàn tụ với các hành khách của mình và khám phá những gì họ đã làm trong hai ngày qua. Những điều chúng tôi khám phá đó thật không thể nào tin được.

Gander và tất cả các cộng đồng xung quanh (trong vòng bán kính 75 cây số) đã đóng cửa tất cả các trường trung học, hội trường, nhà nghỉ, và bất kỳ nơi tập hợp lớn nào khác. Họ biến tất cả các cơ sở vật chất đó thành chỗ trú ngụ chung cho tất cả lữ khách lỡ đường. Có chỗ thì trải chiếu, chỗ thì trải nệm, chỗ thì trải túi ngủ và gối nằm.

Tất cả các học sinh trung học được kêu gọi tình nguyện đóng góp thì giờ để chăm sóc cho “khách lỡ đường.”  218 hành khách của phi cơ chúng tôi được đưa tới một thị trấn có tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45 cây số, nơi đó họ được trú ngụ trong một trường trung học. Hành khách phụ nữ nào muốn có khu ngủ riêng cũng được sắp xếp theo ý muốn. Các hành khách đi chung cả gia đình cũng được ở lại chung với nhau. Tất cả các hành khách lớn tuổi được đưa tới nhà riêng của cư dân trong vùng.

Các bạn còn nhớ người phụ nữ trẻ mang thai chứ? Cô ấy được đưa đến một nhà riêng đối diện bên kia đường với một cơ sở chăm sóc khẩn cấp 24 giờ. Có một Bác Sĩ đã được cử đến sẵn nếu cần, các y tá nam và nữ túc trực cạnh đám đông trong suốt thời gian tạm trú.

Các cuộc gọi điện thoại và e-mail về Hoa Kỳ và thế giới được thiết lập sẵn để tất cả mọi người có thể dùng mỗi ngày một lần. Vào ban ngày, hành khách được cung cấp các chuyến “du ngoạn”. Một số chọn đi du ngoạn bằng tàu thuyền trên các sông hồ và bến cảng. Một số chọn đi về đồng nội và trong các khu rừng của địa phương. Các tiệm bánh mỳ địa phương tiếp tục mở cửa để làm bánh mỳ tươi phục vụ khách lỡ đường.

Thức ăn được các cư dân nấu nướng ở nhà rồi mang đến cho các trường học. Người nào thích dùng bữa ở nhà hàng theo sự lựa chọn của họ cũng được đưa đi và được cung cấp các bữa ăn tuyệt vời. Tất cả mọi người đều được cấp phiếu miễn phí đến các tiệm giặt ủi địa phương để giặt quần áo vì tất cả hành lý vẫn còn giữ trên máy bay.

Nói cách khác, mọi nhu cầu cần thiết nhất của lữ khách lỡ đường đã đều được đáp ứng đầy đủ. Hành khách đã khóc khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện này.

Cuối cùng, khi có tin tất cả phi trường ở Hoa Kỳ đã mở cửa trở lại, hành khách của chúng tôi được chở đến sân bay đúng giờ và không thiếu một người nào. Hội Hồng Thập Tự địa phương đã nắm đầy đủ tất cả các thông tin của mỗi hành khách và đã đưa trả hành khách về lại đúng chuyến bay. Họ phối hợp tất cả mọi điều một cách tốt đẹp. Thật đúng là hoàn toàn không thể tin được.

Khi hành khách đã lên máy bay, tâm trạng họ giống như vừa mới đi một chuyến du hành trên biển. Tất cả mọi người đều biết tên nhau. Họ trao đổi những câu chuyện của họ trong mấy ngày qua, khoe với nhau xem người nào được đối xử tốt hơn.

Chuyến bay của chúng tôi về đến Atlanta trông giống như một chuyến bay du ngoạn ăn chơi được thuê bao. Phi hành đoàn tránh ra để hành khách của chúng tôi tự do. Thật không thể tưởng tượng được. Hành khách hoàn toàn nốt kết với nhau và gọi nhau bằng tên một cách thân mật, cùng nhau trao đổi số điện thoại, địa chỉ nhà, địa chỉ email.

Và sau đó là một điều bất thường xảy ra.  Một trong những hành khách của chúng tôi đến gần tôi và hỏi tôi rằng ông ta có thể dùng hệ thống âm thanh của phi cơ để nói vài lời được không. Chúng tôi không bao giờ cho phép điều đó trước đây. Nhưng lần này thì khác. Tôi nói “tất nhiên” và đưa máy vi âm cho ông. Ông nhắc mọi người về những gì họ vừa trải nghiệm trong mấy ngày qua. Ông nhắc nhở họ về lòng hiếu khách và tử tế mà họ đã nhận được từ tay của những con người hoàn toàn xa lạ. Ông tiếp tục nói rằng ông muốn làm một điều gì đó để đền đáp lại cho những cư dân tốt bụng của Lewisporte.

Ông cho biết ông sẽ thành lập một Quỹ tín thác dưới tên của DELTA 15 (Số hiệu chuyến bay của chúng tôi). Mục đích của quỹ tín thác là cung cấp học bổng đại học cho học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi mọi khách đồng hành cùng chuyến bay đóng góp bất kỳ số tiền bao nhiêu cũng được. Khi chúng tôi đã gom góp đủ hết các tờ giấy ký tên hứa đóng góp có ghi số tiền, tên họ, số điện thoại và địa chỉ, tổng số khoản tài trợ là trên$14.000!

Người đề xướng đó là một Bác Sĩ ở Virginia, ông hứa phần ông sẽ đóng góp bằng với số tiền hành khách đã hứa đóng góp và sẽ tiến hành thủ tục giấy tờ lập học bổng. Ông cũng nói rằng ông sẽ chuyển đề nghị này đến Công Ty Hàng Không Delta và sẽ yêu cầu họ cùng hiến tặng.

Khi tôi viết lại những điều kỳ diệu này, quỹ tín thác đã lên hơn $1.5 triệu và đã hỗ trợ 134 học sinh theo học đại học.

Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện này bởi vì bây giờ chúng ta cần những câu chuyện đẹp như thế trong cuộc sống hôm nay. Nó mang lại cho tôi một chút hy vọng khi biết rằng người ta dù ở nơi xa xôi nào vẫn có thể đối xử tử tế với người lạ từ phương nào trôi dạt tới. Nó nhắc tôi thế giới này có bao nhiêu điều tốt đẹp. Bất chấp mọi điều xấu xa chúng ta thấy đang diễn ra trong thế giới ngày nay, câu chuyện này khẳng định rằng vẫn còn rất nhiều người tốt và thánh thiện trên thế giới và họ sẽ hiện ra khi bạn đang ở trong tình thế xấu tệ đi.

Xin Chúa ban phước lành cho Nhân Dân Hoa Kỳ. Xin Chúa ban phước lành cho người dân Canada!

 

Thank You Notes! And The Best Birthday Wishes Chosen By Tulip Mom and Son Calvin


DC9

Tulip Châu Sa

Mẹ Tulip, chị Hai Thy Thy và Calvin Chương xin gởi đến tất cả bạn bè của Chương, đặt biệt đến các cậu, dì, các anh chị trong gia đình Mẹ Tulip và bạn bè thân ái của Mẹ Tulip đã gởi lời chúc mừng sinh nhật đến Calvin Chương.  Những lời chúc mừng ấy là những món quà quí báu nhất đã tạo nên một ngày thật đặt biệt, thật vui đối với Chương Chương và an ủi Mẹ Tulip thật nhiều, thât nhiều!  

SONY DSCBức ảnh này chị Bé chụp sau khi Mẹ Tulip đưa tất cả các con và bạn bè các con đi xem phim Hoạt Hình ngoài rạp về,  Tối Thứ Bảy 28/09/2013.

Mặc dù Mục Sư Matt và gia đình không thể đến theo lời mời và yêu cầu cầu nguyện cho Calvin của mẹ Tulip, Mục Sư Matt cũng có sinh nhật trùng ngày với Chương, Mục Sư cùng gia đình ra ngoại thành để mừng sinh nhật của Mục Sư cùng với Mẹ và những người thân yêu đang sinh sống ở ngoại thành vào ngày Thứ Bảy vừa qua.  Nhưng, tạ ơn Chúa, ngày hôm đó Chú Josh đã nhận lời nhờ vả của mẹ Tulip nán lại đôi phút cùng hiệp một với Mẹ Tulip cùng các con và bạn bè cầu nguyện đặt biệt và chúc phước cho Calvin.  Chân thành cảm ơn lòng tốt của chú Josh đã vì yêu thương Calvin Chương không trách mẹ Tulip nhờ vả vào phút cuối. 

Những lời chúc sinh nhật của các anh chị, dì cậu bạn bè của Mẹ Tulip dành cho Chương lời nào cũng chuyên chở một thông điệp tốt lành.   Tuy nhiên, Mẹ Tulip và Chương Chương đã…bình chọn câu chúc mà Mẹ Tulip và Calvin thích nhất.  Mẹ Tulip chia sẻ cùng các câu dì, điều này chỉ mang tích cách…vui vui vui thôi nhé!

Mẹ Tulip thích nhất câu chúc mừng của cậu Lê Trung Thành:

“Lời Chúc Sinh Nhật Muộn Màng…

Chúc Nguyên Chương hưởng một tuổi mới thật phước hạnh từ Cứu Chúa; cậu mong muốn con sau này luôn có những hành động xứng hiệp với đấng trượng phu duy nhất trong gia đình Châu Sa.”

Mẹ Tulip chọn câu này vì đây chính là nguyên tắc mà Mẹ Tulip dùng để nuôi dưỡng Chương Chương từ lúc còn thơ dại.  Chỉ đơn giản vậy thôi!

Còn Calvin Chương thì thích nhất câu chúc mừng của dì Tiểu Thảo Trần Tường Vi:

“Chúc Chương sinh nhật vui vẻ và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mẹ Diễm Châu của con!”

Chương Chương bảo, con chọn câu này là vì con muốn con sẽ là người ĐÀN ÔNG duy nhất làm chỗ dựa tinh thần cho Mẹ, không để bất kỳ người ĐÀN ÔNG nào khác thay thế “vinh hạnh” này (hahaha vì đàn ông khó tin tưởng nếu người đó không phải là con của Chúa, sẽ không hiểu bổn phận làm chồng là phải đối với vợ mình như Chúa Jesus đã đối đãi với Hội Thánh của Chúa!!!) kể từ nay cho đến ngày Chúa gọi Mẹ về Thiên Quốc! (rồi sau đó xét tội của mẹ (phản bội và cãi lời Chúa), Ngài gởi Mẹ thẳng xuống địa ngục…không chừng…hihihi!)

 

Les Miserables-Victor Hugo-Những Người Khốn Khổ


DC9
Tuliphantragiang

(Viết Tặng  Bạn Hiền- Tiểu Thảo Trần Tường Vi!)

Les Miserables – Những Người Khốn Khổ – Victor Hugo

Mùa Hè năm 1997, tôi đã xem Les Misèrable do đoàn kịch Broadway trình diễn ở Chicago. Đầu năm 2011 tôi xem lại vở nhạc kịch nổi tiếng này cũng do Broadway trình diễn trên sân khấu nhà hát ở thành phố Columbus thủ phủ bang Ohio. Phải thú thật một điều, vở nhạc kịch được Broadway dàn dựng ngày một công phu và hoàn hảo từ cách phục trang đến lối trình diễn xuất thần của các ca kịch sĩ qua những bản nhạc sống mãi với thời gian bằng lối hòa âm phối khí hiện đại nhưng không mất đi phong cách cổ điển. 

Nhắc tới “Les Miserable” tôi lại thêm một lần cảm ơn nhà dịch thuật âm thầm Nguyễn Văn Vĩnh (xin tìm hiểu thêm về cố dịch thuật Nguyễn Văn Vĩnh Tại Đây ). Ông là người đầu tiên dịch tác phẩm kinh điển này từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với nhan đề “Những Người Khốn Nạn”.  

Còn nhớ, năm 1992-1993, chúng tôi nghiên cứu giáo trình Văn Học Phương Tây do Thầy Nguyễn Hữu Hiếu hướng dẫn,  trong đề tài chuyên về văn học cổ điển, lãng mạn và hiện thực Phương Tây nói chung, của Pháp nói riêng, tôi có dịp đọc và suy luận về nhiều bài phê bình văn học viết về nhà viết kịch, nhà văn đại tài Victor Hugo khá thuyết phục.  Khoảng thời gian đó tôi đã từng bình luận và tán thành với hầu hết những đánh giá của các nhà lý luận và phê bình văn học, rằng ông là một nhà văn chịu ảnh hưởng “nặng nề” của tôn giáo, cụ thể là Thiên Chúa Giáo và những gì ông cố gắng miêu tả chỉ xây dựng nên một xã hội kiểu “không tưởng”, không thể có thật.  Tồi tệ nhất là tôi kết luận Ông không nhận định được quy luật phát triển của xã hội vì Ông đã tuyệt đối tin tưởng không chút nghi ngờ rằng: chỉ có Đức Tin mới có thể giải phóng loài người ra khỏi tội lỗi, xã hội mới công bằng, tốt đẹp hơn, người với người mới yêu thương nhau hơn và hy sinh cho nhau hơn, chỉ có Đức Tin mới đem lại cuộc sống thiêng đường nơi hạ giới.  

Kể từ khi (1996) tôi thực sự được tiếp cận với Kinh Thánh- “Quyển Sách Luật Pháp” hay nhất của mọi thời đại, sau gần hai mươi năm, cuộc đời tôi đã có nhiều thay đổi lớn nhờ “Quyển Sách Luật Pháp” đó, nhất là sự thay đổi về tư tưởng (tinh thần). 

Trong dịp Giáng Sinh 2012 vừa qua, tôi đã âm thầm chuẩn bị món quà (duy nhất) bất ngờ cho chị gái tôi (để cảm ơn Tình Yêu Thương và sự hy sinh của chị đã dành cho bản thân tôi và cho gia đình tôi trong lúc hoạn nạn!) ấy là một tấm vé xem phim đúng vào ngày “Boxing Day”, là ngày mà Les Misèrable trình chiếu lần đầu tiên ngoài rạp phim trên toàn quốc Hoa Kỳ.  Một vở nhạc kịch rất ư là “British” (mặc dù “Les Misèable là tác phẩm kinh điển vừa lãng mạn vừa hiện thực của Văn học nước Pháp).  Vở nhạc kịch lôi cuốn ngay từ lúc mở đầu.  Một khung cảnh “khốn khổ” mở ra, để rồi từng nhân vật “khốn khổ” vật lộn với sự khốn cùng, lao đao trước sự tàn nhẫn của cái xã hội đầy dẫy những con người giả dối, ngu dốt, tính xa hoa óc danh lợi của bọn tư bản đỏ đã nhấn chìm bao số phận “khốn khổ”…

Ngồi trong rạp phim đang im phăng phắc, thỉnh thoảng có những tiếng nấc cất lên, lâu lâu tiếng nấc, tiếng sụt sùi lại đồng loạt cất lên từ sự kiềm chế khó khăn của tất cả khán giả trong đó có chị em tôi, tôi lại nghĩ đến ba (3) điều thật là lý thú.  Một là, có một chút tôi trong Les Miserable.  Tôi từng là một Côdét lúc còn bé (Cosette) sống xa cách Cha tôi (đang trong tù “cải tạo”) và Mẹ tôi (đang xa nhà làm mướn cứu đói đàn con). Điều đó đã giúp tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm về cách giữ vững sức mạnh tinh thần và cách tăng cường sức chịu đựng vô bờ trước những “Misèrables” khi tôi lớn lên.  Hai là, tôi cảm giác mình đang xem những số phận “Việt Nam” đang diễn ra trong sự hình dung của mình qua Les Miserable.  Ba là, niềm xác tín của tôi vào Thiên Chúa càng chắc chắn hơn khi cuốn phim kết thúc bằng hình ảnh nhân vật chính Giăng Văn Giăng từ biệt cô con cái nuôi Côdét vào phút cuối đời để về với Thiên Chúa.  Ông ra đi với một Linh Hồn Cao Thượng, thanh thoát và vô cùng hạnh phúc, để lại sự thương nhớ ray rứt trong lòng cô thiếu nữ Côdét…

Khi cuốn phim kết thúc, tôi chợt nhớ lại những nhận định thời còn ngồi trong Đại Học Văn Khoa của tôi về “Les Misèrable” đã quá nông cạn nếu không muốn nói là hoàn toàn trẻ con trong cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề về cái gọi là “một xã hội không tưởng” nhà văn Victor Hugo đã xây dựng nên qua các nhân vật cao thượng trong tác phẩm vĩ đại nhất mà Ông đã dành ngót 30 năm để hoàn thành bộ tiểu thuyết “Les Misèrable” vào cuối năm 1861.

Khách quan mà nói, trong số những người theo phái vô thần, đọc và nghiên cứu “Những Người Khốn Khổ” của Victor Hugo trong bất cứ bối cảnh lịch sử nào thì “một xã hội không tưởng” hiện ra trong trí họ là điều không thể tránh khỏi.  Họ đã lý luận rằng, đó chẳng qua chỉ là quan điểm nhân đạo của Hugo muốn hướng tới một xã hội Tự Do-Công Bằng-Bác Ái.  Thật khó cho họ để có thể tin một Giăng Văn Giăng (Jean Valjean) vì cứu đói cháu của mình (con của chị gái) đã ăn cắp mấy ổ bánh mì, bị tố, phải đi tù khổ sai.  Sau khi trốn thoát, Giăng Văn Giăng lại tiếp tục ăn cắp những vật quý trong một nhà thờ nơi Anh đang ẩn trốn khi cảnh sát truy lùng Anh, lại bị bắt, để rồi trước mặt cảnh sát, Đức Giám Mục Monsieur trong nhà thờ đã lần đầu tiên (và duy nhất trong cuộc đời Ngài) “phạm tội” với Chúa ấy là: nói dối cảnh sát để cứu Giăng Văn Giăng.  Hành động cao thượng đó của Đức Giám Mục Monsieur đã tác động đến trái tim một tên ăn trộm quen tay, một tên tù khổ sai mang trong lòng sự thù ghét tận xương tủy cái xã hội lưu manh, bất công đã dồn người dân lao động vào cảnh khốn cùng… Và rồi, Giăng Văn Giăng đã lần tìm đến với Thiên Chúa để tự tìm câu trả lời cho những thắc mắc của chính mình trước một biểu hiện cao thượng ấy của vị Giám Mục.  Linh hồn Anh đã được cứu. Giăng Văn Giăng đã từng bước thay đổi khi hiểu ra, chỉ có Niềm Tin vào Thiên Chúa, thì mới mong giải phóng chính mình ra khỏi một đời sống tội lỗi (như Giăng Văn Giăng).  Một khi đã được giải phóng chính mình ra khỏi tội lỗi, Lời Của Chúa đã thay đổi Giăng Văn Giăng biết sống hy sinh cho những những người “khốn khổ” và trở thành biểu tượng cao thượng trong xã hội lúc bấy giờ.  Anh (sau đó) không những trở thành Thị Trưởng của Thành Phố (dưới một cái tên khác: Mơ-đơ-len) nhờ sự giúp đỡ của Đức Giám Mục Monsieur, mà còn trở thành một Thương Gia giàu có, xây dựng nhiều hãng xưởng để tạo công ăn việt làm cho người dân, những món tiền lời Anh dùng hết cho những việc nhân đạo…

Tôi muốn nhấn mạnh đến hai điểm mà tôi nhận thức được ấy là: Thứ nhất, Niềm Tin vào Thượng Đế có thể thay đổi một con người từ tầm thường trở nên Cao Thượng. Thứ hai, “Những Người Khốn Khổ” hoàn toàn mang tính hiện thực, không hề có chi tiết phi lý hay những lý giải mang tính “không tưởng” của tác giả, cụ thể là Les Miserable hiện đã và đang tái hiện rõ rệt ở Việt Nam.

Niềm Tin vào Thượng Đế có thể thay đổi một con người từ tầm thường trở nên Cao Thượng.

Ngày nay, có biết bao con người từng sống trong tội lỗi, lầm đường lạc bước đã được thay đổi nhờ (qua) Đức Tin.  Họ, tất cả đều trở thành những con người cao thượng, sống một đời sống đạo đức và hy sinh.  Họ, tất cả đều cống hiến cho xã hội bằng cả trái tim tha thứ và yêu thương chính cái xã hội đã từng đưa đẩy họ vào con đường tội lỗi.  Thực tế, tôi đã từng được nghe và chứng kiến nhiều nhân vật đã làm chứng một cách hùng hồn về sự thay đổi kỳ diệu mà Thiên Chúa đã làm trên đời sống vốn lầm lạc và hư mất của họ, khiến lúc nào tôi cũng cảm thấy mình chẳng khác gì như một hạt cát nằm trong sa mạc trước những tính cách cao thượng. 

Một trong những Giăng Văn Giăng đang sống hiện nay mà tôi biết được đó là Mục Sư James MacDonal.  Ông từng sống trong tội lỗi rất lâu.  Trong khi bên cạnh ông là người vợ ngày và đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa để Ngài cứu rỗi linh hồn ông, dẫn dắt ông ra khỏi đời sống lầm lạc mà ông đang bị nó cám dỗ để trở về với gia đình, làm trọn bổn phận của một người chồng đối với vợ, người cha đối với con cái của mình, thì bản thân ông ngày ngày vẫn đi vào những sòng bạc, tham gia vào những sinh hoạt không lành mạnh, kết thân với những nhóm bạn luôn ủng hộ ông trong lối sống tội lỗi, ông đã mang đến nỗi đau khổ tột cùng cho người vợ và các con bé nhỏ của ông đang cần ông, nhưng ông luôn tìm cách ngụy biện, phớt lờ đi, hành động đó khiến làm tăng nỗi đau gấp ngàn lần trong trái tim (bề ngoài) yếu đuối của vợ ông.  Nhưng, cuối cùng, sự cầu nguyện của người vợ đã động lòng Thiên Chúa, trong một phút cô đơn tuyệt vọng, khi tất cả mọi thứ xung quanh bỏ rơi ông, và ông ngồi suy nghĩ lại mục đích của đời mình, cũng như mình đã làm được gì cho vợ và con…ông đã hoàn toàn ở trong tâm trạng tuyệt vọng.  Sự tha thứ và nhân hậu của vợ ông, một Monsieur hiện tại có đời sống đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, đã từng bước tác động đến suy nghĩ và việc làm của ông.   Ông nhất quyết tử bỏ đời sống cũ.  Không lâu sau ông đã trở thành một Mục Sư nổi tiếng, đi khắp nơi để nói về tội lỗi đã hủy hoại một giai đoạn trong cuộc đời ông như thế nào.  Biến sự nuối tiếc thành mục tiêu giúp đỡ những người đang sống trong lầm lạc như ông đã từng sống, trở về với con người lương thiện của mình.  Hiện tại, ông là một Mục Sư có sức ảnh hưởng đến hàng triệu con cái Chúa tại nhà thờ Harvest ở Bang Illinois, và khắp nơi trên thế giới qua những lần đi thuyết giảng cũng như qua chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Phát Thanh Tin Lành, tầng sóng 91.5 FM.  (Xin đọc thêm về Mục Sư James MacDonal Tại Đây .)

Tôi tin bằng cả trái tim và khối óc của mình rằng, tính cách cao thượng của một một con người luôn có ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh.  Cho dù những người xung quanh có xấu xa và tội lỗi thế nào chăng nữa, thì với Đức Tin và sự khiêm nhường trước Thượng Đế, những con người cao thượng sẽ làm được điều mà người ta thường cho là ảo tưởng hay “không tưởng”. Xã hội hiện tại, còn nhiều và rất nhiều những Giăng Văn Giăng hay James MacDonal đang sống, nhiều hơn chúng ta đang trông mong và hy vọng.

Hiện thực trong “Những Người Khốn Khổ” đang tái diễn ở Việt Nam

Xã hội Việt Nam hiện tại, có biết bao nhiêu là số phận “khốn khổ” như Hugo đã miêu tả đang tái hiện. Có khi còn “khốn khổ” hơn thế nữa, nhất là những “khốn khổ” bị quấy nhiễu và bức hại về tinh thần lẫn thể xác được biểu hiện và tồn tại dưới nhiều hoàn cảnh lẫn hình thức tinh vi khác nhau.  Không ít trong số họ có lúc muốn bức tử để giải thoát…hoặc đã quyết định đi tìm cái chết để bày tỏ sự phẫn uất, bất công (Mẹ Liêng, Mẹ của Blogger Phong Tần)).  Vẫn còn vô số những Phăngtin (Fantine) đang sống vất vưỡng, đau đớn ngay trên quê hương Việt Nam, hoặc trên xứ Đài, xứ Khựa, xứ Lào, xứ Campuchia, và nhiều nơi khác…(như câu chuyện thương tâm của cô gái Việt lấy chồng nước ngoài đã ôm hai con nhảy lầu tự tử). Vẫn còn vô số Cô-dét (Cosette) bé thơ sống đời bất hạnh mồ côi, ngày đêm khao khát tình mẹ, tình cha.  Vẫn còn và ngày càng xuất hiện nhiều những Giăng Văn Giăng phải vào tù ra khám vì những tội danh mờ ám, lãnh nhiều bản án bất công, nghiệt ngã.  Vẫn còn hàng ngàn người nông dân cùng khổ đang cố vươn lên, dùng mạng sống chính mình ra gìn giữ từng tất đất trước sự cướp bóc trắng trợn của bọn “cướp ngày” (là quan).  Chúng kéo đến thôn làng đang bình yên của họ  để chủ tâm làm một cuộc TÀN SÁT rồi tự “khen” đó là “một trận đánh đẹp” vào nhân dân.  Vẫn còn những Marius và Eponine (thành viên của nhóm ABC, một tổ chức sinh viên yêu nước đứng lên làm cuộc cách mạng thay đổi chính quyền giải phóng nhân dân Pháp ra khỏi xiềng xích của chính quyền đương đại), những sinh viên yêu nước này hy sinh tình yêu cá nhân mình đang anh dũng trỗi dậy trước sự khiếp nhược của các vị lãnh chúa Ba Đình để công khai bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tổ quốc và kêu gọi quyền được làm người tự do căn bản cho dân tộc Việt Nam ngay trên đất nước Việt Nam.

Duy nhất chỉ một điều mà tôi không thấy hoặc chưa thấy, ấy là không có một Giave (Javert) nào trong xã hội Việt Nam hiện tại có đủ cang đảm kết thúc sự sống của mình vì hổ thẹn trước những con người cao thượng như Giăng Văn Giăng, cậu bé dũng cảm yêu nước Gavơrốt.   Mặc dù, cũng như các quan chức ngày nay trên xứ Việt, Giave không học hành đến nơi đến chốn, nói trắng ra là dốt nát nhưng lại lãnh đạo một trấn, song, hắn cuối cùng đã hổ thẹn trước sự hy sinh cao cả của Giăng Văn Giăng khi Anh nhiều lần bị bắt, bị còng tay mà vẫn yêu cầu cảnh sát : “Tôi sẽ theo ông, nhưng trước tiên hãy cho tôi thời gian…”, để làm gì?  Để anh hoàn thành di nguyện của người phụ nữ xấu số vừa chết (Fantine chết, nhờ Giăng Văn Giăng đi tìm Codét, con gái bị thất lạc của Fantine, và sau này là con gái nuôi của Giăng Văn Giăng). Một lần khác, anh xin thêm thời gian để cho anh cứu sống Marius Pontmercy, người thanh niên (là sinh viên) yêu nước đang bị trọng thương trong một trận đụng độ với chính phủ bạo tàn (người yêu của Côdét sau này).  Giave đồng thời hổ thẹn trước cái chết oanh liệt của cậu bé lấy đường phố làm nhà mà chính hắn là người chỉ huy nả đạn vào nhóm sinh viên yêu nước Pháp, trong đó có cậu bé Gavơrốt. Trước khi tự kết liễu đời mình, hắn đã tự tay tháo quân hàm danh dự trên áo mình cài lên áo (xác chết) của cậu bé vì Giave nhận ra, chính Gavơrốt mới là một người hùng thực sự, và hắn chỉ là một tên hèn trước lòng quả cảm của Gavơrốt.   Sự  hổ thẹn đó có lẻ xuất phát từ việc như Hugo đã miêu tả, rằng hắn là người thích đọc sách.

Thật, chưa bao giờ những người tù Giăng Văn Giăng, những người mẹ, người phụ  nữ Phăngtin, những đứa bé mồ côi Côdét, những trẻ thơ sống lang thang không nhà Gavơrốt, những thanh niên sinh viên yêu nước như nhóm ABC của “Những Người Khốn Khổ” lại trở nên rõ rệt và hiện thực hơn bao giờ hết trên mảnh đất hình chữ S ngày càng co rút lại vì sự biến mất những phần lãnh thổ, lãnh hải của Tiền Nhân để lại.

Cuộc cách mạng do nhóm Sinh Viên ABC đứng lên chống chính quyền tư sản hà khắc của Pháp giai đoạn1930-1931 được Hugo ghi lại tuy bị dập tắc, nhưng đã mở màn cho phong trào Nông Dân nổi dậy chống chính quyền phản động năm 1832.  Một xã hội Tự Do-Công Bình-Bác Ái mà Hugo đã miêu tả sau đó đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn trên nước Pháp ngày nay.  Nhân dáng của một xã hội Đạo Đức-Tự Do-Công Bình-Bác Ái ấy sẽ lại tái hiện trên mảnh đất hình chữ S một ngày gần đây chăng?  Mong lắm thay!

Luật Pháp không thể đóng vai trò làm cho con người và xã hội tốt hơn.  Luật pháp chỉ có thể ngăn chặn con người phạm tội và xã hội bớt xấu đi ở chừng mực nào đó nếu Luật Pháp công tâm và minh bạch.  Bèn như, Luật Pháp, Tòa Án, Nhà Tù cứ nghiễm nhiên mọc ra như nấm mà sự công tâm và minh bạch không phải là nền tản của Luật Pháp, lại còn được điều khiển bởi những con người vừa dốt nát vừa tàn bạo, ắc chỉ tạo thêm sự rối loạn bất an cho xã hội và không hề mang đến bất kỳ lợi lộc gì cho con người đang sống dưới nền Luật Pháp như lâu đài xây trên cát đó.  Xã hội chỉ tốt hơn khi và chỉ khi con người ý thức được chỉ có Đức Tin mới giúp họ sống một đời sống đạo đức, để biết lựa chọn đúng sai, để tránh những việc làm nhằm mang lại tổn hại cho bản thân, cho gia đình, rộng hơn nữa, cho xã hội, cho dân tộc, cho đất nước.  Tựu trung lại Đức Tin giúp con người tránh xa tội lỗi.  Chỉ có Đức Tin mới là giải pháp cho tất cả, đúng như Victor Hugo đã khẳng định trong tác phẩm “Les Miserable” của mình.

Xin được mượn lời mở đầu bộ tiểu thuyết của chính tác giả  đã đề bút ngày 1 tháng 1 năm 1862 để khẳng định giá trị của Les Miserable:  “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên Thiên Mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm, chưa được giải quyết, khI ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích. “

 

CUỐI CÙNG ĐỢI ĐƯỢC TIN VUI…


DC9Tuliphantragiang

CUỐI CÙNG ĐỢI ĐƯỢC TIN VUI…

Bữa nay mình thoát họp hành.  Mình cực kỳ ghét họp với hội gần đây, bởi có quá nhiều luật hành nghề y tế thay đổi sau dự luật Obama Care chính thức ban hành, dự luật mà mình chống lại từ lúc chuẩn bị ra trường.  Một dự luật đã làm lũng đoạn tư cách đạo đức nhân cách và phong cách sống vốn đáng trân trọng của công dân Hoa Kỳ.  Xã hội Hoa Kỳ sau dự luật này đã và đang sản sinh ra khối kẻ lười biếng sống dựa vào chính phủ (tiền thuế của người đi làm). 

Mình chọn ra ngoài ăn trưa với anh Jason và cô Shelby để bàn công việc cho thật thỏa mái.  Vấn đề thay đổi  “lớn” về sản phẩm thuốc Levulan điều trị Kerastick Phtodynamic Therapy (điều trị phụ theo yêu cầu của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư), công ty bảo hiểm Humana trở chứng không trả tiền trực tiếp cho Bác Sĩ điều trị về loại thuốc này, đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải trả bằng tiền túi.  Mình không muốn bệnh nhân phải bỏ tiền túi, và đã có vài góp ý với anh Jason lần trước.  Hôm nay, nghe được tin tốt, mình mừng phát khóc được.  Phải thế thôi, vì nếu chúng ta không làm gì cả để giúp bệnh nhân thì sau Humana sẽ có hàng loạt các công ty bảo hiểm khác trở chứng theo vì bọn họ lợi dụng luật Obama chống đỡ để trục lợi và ép chết bệnh nhân, cản trở việc cứu bệnh nhân của hầu hết các Bác Sĩ  có bệnh xá tư.  Thượng Đế biết trước mọi chuyện.  Mình đã khẳng định ngay điều đó với anh Jason và cô Shelby sau khi nghe tin tốt từ anh Jason.  Dưới dự luật thuốc men mà Cựu Tổng Tống George W. Bush đã từng vận động thành công lên Quốc Hội Hoa Kỳ lúc Ngài còn đương nhiệm, các Bác Sĩ có thể ra toa thuốc (Luvelan nói riêng và các loại thuốc khác nói chung) cho bệnh nhân và văn phòng Bác Sĩ có quyền trực tiếp gọi đến Pharmacy order thuốc, Pharmacy sẽ gởi thuốc trực tiếp đến Bác Sĩ trước ngày điều trị cho bệnh nhân, vấn đề đáng mừng là bảo hiểm của bệnh nhân sẽ trả dưới chương trình Medicare Part D (bảo hiểm thuốc men do Cựu Tổng Thống Bush vận động và ký ban hành!). 

Dự luật Obama Care không trả tiền cho nhiều loại thuốc men trong khi người về hưu rất cần đến các loại thuốc ấy, các công ty bảo hiểm lợi dụng dự luật này ép chết bệnh nhân và gây khó khăn trong qui trình (thời gian) điều trị của hầu hết các Bác Sĩ.  Thật là một phếp nhiệm mầu, cảm ơn Chúa, dự luật Medicare Part D (ra đời trước dự luật Obama Care) đã cứu hàng triệu người về hưu! Cảm ơn Ngài Cựu Tổng Thống luôn nghĩ đến quyền lợi của công dân mình!